Hoạt động kiểmsoát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 69 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2.6 Hoạt động kiểmsoát

MÔ TẢ CÓ KHÔNG

Các thủ tục kiểm soát có đƣợc áp dụng cho từng lĩnh

vực của ngân hàng không? 80% 20%

Có sự phân chia trách nhiệm đầy đủ trong từng hoạt

động nghiệp vụ ngân hàng không? 88% 12%

Các đề nghị vay vốn có đƣợc kiểm soát chặt chẽ

không? 70% 30%

Tài sản thế chấp đƣợc định giá hợp lý không? 70% 30% Công tác thẩm định khách hàng có trên cơ sở khách

quan và thực tế không? 76% 24%

Thông tin tín dụng thu thập đầy đủ, xác thực và thích

hợp để ra quyết định cho vay không? 60% 40%

Về câu hỏi “Các thủ tục kiểm soát có đƣợc áp dụng cho từng lĩnh vực của ngân hàng không?”. Theo kết quả khảo sát, có 80% ý kiến có, 20% ý kiến không khi đƣợc hỏi về câu hỏi này.Về câu hỏi “Có sự phân chia trách nhiệm đầy đủ trong từng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng không?”. Theo kết quả khảo sát, có 88% ý kiến có, 12% ý kiến không khi đƣợc hỏi về câu hỏi này.

Về câu hỏi “Các đề nghị vay vốn có đƣợc kiểm soát chặt chẽ không?”. Theo kết quả khảo sát, có 70% ý kiến có, 30% ý kiến không khi đƣợc hỏi về câu hỏi này. Về câu hỏi “Tài sản thế chấp đƣợc định giá hợp lý không?”. Theo kết quả khảo sát, có 70% ý kiến có, 30% ý kiến không khi đƣợc hỏi về câu hỏi này.Về câu hỏi “Công tác thẩm định khách hàng có trên cơ sở khách quan và thực tế không?”. Theo kết quả khảo sát, có 76% ý kiến có, 24% ý kiến không khi đƣợc hỏi về câu hỏi này.Về câu hỏi “Thông tin tín dụng thu thập đầy đủ, xác thực và thích hợp để ra quyết định cho vay không?”. Theo kết quả khảo sát, có 60% ý kiến có, 40% ý kiến không khi đƣợc hỏi về câu hỏi này.

Thực tế, qua khảo sát và tìm hiểu, Mọi hoạt động chủ yếu tại Agribank - CN Kiên Giang đều đƣợc thiết kế các thủ tục kiểm soát theo sự đánh giá bản chất của từng loại nghiệp vụ và mức độ phân quyền. Riêng về hoạt động tín dụng, Agribank - CN Kiên Giang đã xây dựng quy trình khá đầy đủ, trong đó:

- Mỗi nghiệp vụ thực hiện đều có sự phân công, phân nhiệm giữa cán bộ thực hiện nghiệp vụ và cấp xét duyệt;

- Đảm bảo tính độc lập, bất kiêm nhiệm giữa chức năng thực hiện nghiệp vụ thẩm định, quản lý nợ và chức năng kế toán tín dụng;

- Thẩm quyền xét duyệt và phê chuẩn tín dụng đƣợc quy định khá chặt chẽ và rõ ràng theo trình tự các cấp từ thẩm quyền Giám đốc, Ban tín dụng chi nhánh, Giám đốc khu vực, Hội đồng tín dụng Hội sở đến Hội đồng tín dụng Trung ƣơng;

- Công tác KSNB tại Agribank - CN Kiên Giang ngày càng đƣợc chú trọng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro cũng nhƣ sai sót trong quá trình cho vay; - Agribank - CN Kiên Giang đã triển khai đội ngũ KSNB tại từng chi nhánh, phụ trách công việc kiểm soát quá trình xử lý thông tin về nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo tính tuân thủ trƣớc khi giải ngân và cập nhật hệ thống xử lý;

- Định kỳ tối đa 06 tháng, phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở đánh giá tổng thể danh mục cấp tín dụng và xác lập giới hạn cấp tín dụng tối đa của từng ngành phù hợp với điều kiện kinh doanh từng thời kỳ để định hƣớng hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống Agribank - CN Kiên Giang;

- Quy trình lƣu trữ, bảo quản chứng từ, hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo đƣợc quy định chặt chẽ, rõ ràng;

Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng Agribank - CN Kiên Giang cũng còn những tồn tại sau:

dụng chƣa cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo. CBTD và cấp xét duyệt phải có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ và hợp lý thông tin của hồ sơ vay, thẩm định tình hình hoạt động, phƣơng án kinh doanh, khả năng trả nợ và định kỳ kiểm tra khoản vay, đánh giá lại tài sản đảm bảo, phải ghi nhận vào biên bản kiểm tra và báo cáo lại cho các cấp có thẩm quyền.

- Sự thiếu tách bạch giữa các chức năng, vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, thiếu sự kiểm tra độc lập trong khi thực hiện nghiệp vụ là các yếu điểm trong quy trình tín dụng của ngân hàng. Mặc dù từ đầu năm 2012, Agribank - CN Kiên Giang đã triển khai mô hình ba bộ phận trong hoạt động tín dụng nhƣng do nguồn nhân sự chƣa đáp ứng yêu cầu cũng nhƣ thiếu sự kiểm soát của các cấp quản lý nên việc tổ chức thực hiện không theo đúng quy định, CBTD có thể vừa đảm nhiệm vai trò tìm kiếm khách hàng vừa thẩm định hồ sơ vay vốn khiến cho việc thực hiện mô hình này không thực sự hiệu quả.

- Việc phân bổ hạn mức phán quyết tín dụng cho các chi nhánh không hợp lý trong khi hệ thống giám sát từ xa của Ban điều hành ngân hàng còn yếu kém dẫn đến các quyết định cho vay sai và che dấu nợ xấu tại các chi nhánh.

Công tác tổ chức họp Ban tín dụng đối với các hồ sơ vƣợt thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh chỉ mang tính hình thức, luân chuyển hồ sơ cho các thành viên trong Ban tín dụng ký nhằm đủ thành phần theo quy định, Giám đốc vẫn là ngƣời có quyền quyết định cao nhất.

- Phòng KSNB tại Agribank - CN Kiên Giang chỉ mới đƣợc thành lập vào cuối năm 2008, đội ngũ nhân sự chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm tra, giám sát và phát hiện sai sót trong việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của Agribank - CN

Kiên Giang. Do đó, hệ thống KSNB tại Agribank - CN Kiên Giang tỏ ra không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về đạo đức nghề nghiệp và về nghiệp vụ của các CBTD.

- Chính sách về gia hạn nợ, xử lý nợ xấu tại Agribank - CN Kiên Giang chƣa có các biện pháp xử lý tích cực. Nguyên nhân là do các cấp quản lý thiếu sự quan tâm trong việc đánh giá lại quá trình kinh doanh, thực trạng tài chính hiện tại của khách hàng và giám sát quá trình thu hồi nợ của bộ phận quản lý nợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)