Nâng cao năng lực bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 88 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1.1.Nâng cao năng lực bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức

Đổi mới cơ cấu hoạt động tại Agribank CN Kiên Giang. Một nội dung quan trọng trong đề án tái cơ cấu là đổi mới tổ chức bộ máy theo hƣớng NHTM hiện đại. Quá trình tiến hành cơ cấu lại tổ chức của Agribank CN Kiên Giang cần theo hƣớng thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh của Agribank CN Kiên Giang theo nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ của một ngân hàng đa năng, thay thế dần cho việc quản lý theo chức năng và nghiệp vụ hiện nay, đồng thời nâng cao trình độ quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - tài sản có, và kiểm soát nội bộ, nhằm để tạo tiền đề xây dựng một số tập

đoàn tài chính mạnh, có khả năng hoạt động nhƣ một ngân hàng quốc tế. Việc áp dụng phân cấp quản lý theo mô hình khối có thể nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng đồng thời có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển ngân hàng trong tƣơng lai. Đây cũng là mô hình tổ chức đang đƣợc áp dụng tại hầu hết các ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. Bằng việc phát triển mô hình khối, hoạt động ngân hàng sẽ đƣợc tổ chức thành các khối cơ bản nhƣ khối ngân hàng bán lẻ; khối ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, khối các định chế tài chính và khối quản lý vốn. Hỗ trợ cho các khối hoạt động ngân hàng là các phòng ban có nhiệm vụ đảm bảo cho các hoạt động ngân hàng đƣợc vận hành thông suốt.

Hơn nữa trong quá trình cơ cấu hoạt động của các Agribank CN Kiên Giang cần xây dựng đƣợc các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhƣ quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, trong đó đặc biết chú trọng những vấn đề sau:

+ Đổi mới cơ chế quản trị điều hành theo hƣớng tăng quyền tự chủ cho đơn vị cơ sở, khuyến khích tính năng động, sáng tạo của các chi nhánh cấp cơ sở nhƣng phải thiết lập cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ.

+ Quản trị tín dụng: quản lý tín dụng nhằm mục đích hƣớng tới khác hàng, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với chất lƣợng cao nhƣng vẫn đảm bảo một cách an toàn dựa trên những quy định và nguyên tắc về hoạt động tín dụng theo chuẩn mực ngân hàng quốc tế.

+ Quản tri rủi ro: Các ngân hàng cần thành lập bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc hội đồng quản trị và xây dựng cơ chế quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá theo thông lệ quốc tế.

+ Quản trị nguồn vốn: quản lý vốn theo mô hình quản lý tập trung tại trụ sở chính, quản lý hoạt động của các tài khoản mà ngân hàng mở tại nƣớc ngoài cũng chƣ chịu trách nhiệm trong việc đầu tƣ nguồn vốn này mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đóng hoặc chuyển quyền quản lý các tài khoản đã mở tại ngân hàng nƣớc ngoài ở các chi nhánh về quản lý tại trụ sở chính của các ngân hàng nhằm quản lý và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn, giảm chi phí quản lý vốn.

- Hội đồng quản trị Agribank CN Kiên Giangcần chọn lựa các cá nhân có năng lực chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và có phẩm chất đạo đức tốt để đảm trách công tác điều hành ngân hàng;

- Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp điều hành, tránh tình trạng áp đặt theo cục bộ, vì quyền lợi cá nhân;

- Xây dựng bảng mô tả công việc rõ ràng, quy định trách nhiệm từng cá nhân trong hoạt động hàng ngày nhằm xác định một cơ cấu tổ chức hợp lý về số lƣợng nhân sự thực hiện nghiệp vụ, số lƣợng cán bộ quản lý, giám sát tại các phòng ban, đơn vị để dễ dàng nắm bắt thông tin, nâng cao tính chủ động trong công việc;

- Kiện toàn bộ máy kiểm tra kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 88 - 90)