6. Kết cấu của luận văn
1.2.3.2. Thiết lập hệ thống KSNB và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng
hiệu quả
Trên cơ sở các nguyên tắc của báo cáo Basel, một hệ thống KSNB hiệu quả trong việc kiểm soát, ngăn ngừa và quản lý rủi ro tín dụng cần phải đƣợc thiết kế qua các khâu nhƣ sau:
Quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và giải ngân:
vay vốn của khách hàng đều đƣợc cấp có thẩm quyền theo dõi chặt chẽ và phân công cho nhân viên tín dụng hoặc nhóm thẩm định thích hợp thực hiện thẩm định khoản vay;
- Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay: nhằm đảm bảo việc đề xuất cho vay tuân thủ đúng các điều kiện cấp tín dụng;
- Kiểm soát thực hiện phân tích thông tin tín dụng: nhằm đảm bảo thông tin tín dụng đƣợc trình bày trung thực, chính xác và đƣợc phân tích khách quan, thận trọng làm cơ sở cho việc xét duyệt cho vay;
- Kiểm soát kết quả định giá và tính hợp lệ của hồ sơ tài sản đảm bảo: nhằm đảm bảo việc định giá đã đƣợc tiến hành trên cơ sở các căn cứ định giá do ngân hàng đề ra và tài sản đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh, hạn chế các rủi ro thu hồi vốn của ngân hàng.
- Kiểm soát thực hiện quyền phán quyết tín dụng: nhằm đảm bảo việc xét duyệt tín dụng đúng thẩm quyền và trong hạn mức xét duyệt đƣợc phê chuẩn của cấp điều hành ngân hàng.
- Kiểm soát thực hiện hạn mức tín dụng đã duyệt: nhằm đảm bảo việc giải ngân hợp lệ và phù hợp với các điều kiện giải ngân khi xét duyệt cấp tín dụng.
Quá trình giám sát tín dụng:
- Kiểm soát giám sát việc tuân thủ cam kết trả vốn và lãi vay: nhằm đảm bảo việc theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng vay vốn diễn ra thƣờng xuyên và đầy đủ;
- Kiểm soát quá trình thẩm tra thƣờng xuyên tình hình tài chính của ngƣời vay và việc ghi nhận kết quả thẩm tra trong các biên bản: nhằm đảm bảo thủ tục kiểm tra, giám sát sau cho vay đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; - Kiểm soát việc tập hợp các báo cáo về hồ sơ tín dụng, vốn, lãi vay quá hạn và nợ xấu: nhằm đảm bảo số liệu đƣợc cung cấp đầy đủ kịp thời cho các
cấp có thẩm quyền, phục vụ việc ra quyết định thích hợp của nhà quản lý. Để đạt đƣợc yêu cầu này, ngân hàng phải có hệ thống xử lý thông tin hữu hiệu.
Kiểm soát việc thực hiện sự đánh giá và thẩm định định kỳ các mặt:
- Tiêu chuẩn lập quỹ dự phòng cho khoản vay có khả năng không thu hồi đƣợc: nhằm đảm bảo rằng việc trích lập các khoản nợ không thu hồi đƣợc là xác thực và hợp lý;
- Đánh giá độ an toàn của tài sản thế chấp: nhằm đảm bảo tỷ lệ cho vay hiện hành trên tài sản đảm bảo là hợp lý và an toàn;
- Vấn đề trích trƣớc hay ngƣng trích trƣớc khoản lãi cho vay: nhằm phảnánh thu nhập lãi cho vay trên báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý.
Kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng:
- Kiểm soát việc xác định hệ thống hạn mức tín dụng: nhằm đảm bảo hạn mức tín dụng cấp cho mỗi khách hàng dựa trên cơ sở tính toán hợp lý giữa nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng;
- Kiểm soát việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu xếp loại khách hàng và việc thực hiện xếp hạng khách hàng: nhằm đảm bảo khách hàng đƣợc xếp hạng chính xác, khách quan và tránh sai lầm khi ra quyết định cho vay đối với những khách hàng đã đƣợc xếp hạng;
- Kiểm soát việc xây dựng các phƣơng pháp định lƣợng rủi ro và cách thức giám sát rủi ro áp dụng trong ngân hàng;
- Kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc phân quyền trong quy trình tín dụng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Hệ thống KSNB đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của các đơn vị, tổ chức. QTRR rên cơ sở các bộ phận cơ bản của hệ thống KSNB đã phát triển yếu tố Đánh giá rủi ro thành bốn yếu tố: Thiết lập mục tiêu, Nhận dạng sự kiện tiềm tàng, Đánh giá rủi ro và Phản ứng với rủi ro. Một hệ thống KSNB hiệu quả cho ngân hàng thƣơng mại theo tiêu chuẩn của Basel I phải bao gồm các yếu tố: tạo ra môi trƣờng văn hóa kiểm soát mạnh mẽ; nhận biết và đánh giá rủi ro đầy đủ; tổ chức hoạt động kiểm soát chặt chẽ và phân công, phân nhiệm rõ ràng; xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả và giám sát hoạt động thƣờng xuyên, sửa chữa sai sót kịp thời. Tóm lại, việc thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống KSNB sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất đồng thời kiểm soát, ngăn ngừa các rủi ro tín dụng có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG