Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 78 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.1.Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân thuộc về môi trƣờng kinh tế

Giai đoạn 2008 – 2012 là giai đoạn kinh tế rơi vào khủng hoảng và suy thoái trầm trọng với khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Mỹ, khủng hoảng nợ công, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ở Châu Âu và bất ổn chính trị tại các nƣớc Trung Đông làm cho giá dầu và giá vàng tăng cao. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam.

Toàn bộ nền kinh tế lún sâu vào khó khăn khi hai nhân tố chính trong tổng cầu là đầu tƣ và tiêu dùng cá nhân tăng trƣởng chậm, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đạt 5,8%/năm, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trƣởng bình quân của giai đoạn 2000 – 2007 là 7,6%/năm. Trong đó, lạm phát trong giai đoạn năm 2008 – 2011 tăng cao bình quân trên hai con số, ở mức 14%/năm, đặc biệt CPI năm 2008: 19,9%, CPI năm 2011: 18,1% (Tổng cục thống kê, 2008 - 2012) .

Sự suy yếu của môi trƣờng kinh doanh, bất động sản đóng băng đi liền với sự đóng băng tín dụng đã buộc hàng vạn doanh nghiệp rời khỏi thị trƣờng. Bên cạnh đó, lãi suất trong các năm 2008 – 2012 cũng đƣợc điều chỉnh tăng cao cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay, đặc biệt là trong hai năm 2011 – 2012, dao động trong khoảng 21% - 25%/năm và khá cao so với khả năng sinh lời của nền kinh tế cũng khiến hàng loạt cơ sở kinh doanh làm ăn cầm chừng, ngừng hoạt động hoặc giải thể dẫn đến dƣ nợ tín dụng giảm mạnh.

Sự biến động của môi trƣờng kinh doanh đã làm ngƣời đi vay gặp khó khăn, rủi ro kinh kinh doanh tăng cao dẫn đến mất khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

- Nguyên nhân thuộc về môi trƣờng pháp lý

Mọi hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của Nhà nƣớc. Mặt khác, các ngân hàng thƣơng mại là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn, do vậy mà ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.

Hiện nay, hành lang pháp lý tại Việt Nam về hoạt động tín dụng ngân hàng chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chồng chéo gây khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện quy trình cho vay nhƣ thẩm định tƣ cách pháp lý của khách hàng vay, tính hợp lệ của tài sản thế chấp và xác định chủ sở hữu hợp pháp; thực hiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản thế chấp và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay trong trƣờng hợp khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Chính tính chất phức tạp của các thủ tục pháp lý mà nhiều trƣờng hợp, quyền lợi chính đáng của ngân hàng đã không đƣợc bảo vệ.

Các quy định pháp lý về hoạt động tín dụng thƣờng xuyên đƣợc thay đổi để phù hợp với những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ của NHNN và những thay đổi khác. Vì thế, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cũng nhƣ Agribank CN Kiên Giang thƣờng gặp khó khăn khi thực hiện hoạt động tín dụng do phải cập nhật liên tục các thay đổi trong quy định pháp luật và nghiên cứu cách thức vận dụng chúng vào từng trƣờng hợp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn và linh hoạt trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

- Nguyên nhân do hệ thống thông tin bất cập

Tại Việt Nam hiện nay, việc xác minh các thông tin tài chính của ngƣời vay vốn còn nhiều khó khăn. Ngoài thông tin từ Trung tâm tín dụng của NHNN (CIC) về tình hình công nợ của khách hàng, ngân hàng chủ yếu sử dụng các thông tin từ báo cáo tài chính, chứng từ sổ sách và các thông tin thu

thập đƣợc trong quá trình thẩm định khách hàng. Tuy nhiên, các nguồn này đều chƣa cung cấp đƣợc thông tin đầy đủ, cần thiết và cập nhật thƣờng xuyên về tình trạng công nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng cũng nhƣ các thông tin về nhân thân, trách nhiệm pháp lý của ngƣời vay để làm cơ sở đánh giá uy tín, tƣ cách của khách hàng.

- Các nguyên nhân khách quan khác:

Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên, rủi ro tín dụng còn xuất phát từ các nguyên nhân nhƣ sự sụt giảm giá trị trị tài sản đảm bảo do ngân hàng nắm giữ, sự thay đổi điều kiện kinh doanh, bộ máy quản lý của doanh nghiệp, tình trạng gia đình, sự kém may mắn của khách hàng, nguồn thu nhập giảm sút, phát sinh bất ngờ của thiên tai, hỏa hoạn…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 78 - 80)