Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 43 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Rủi ro tín dụng

1.2.2.1. Rủi ro tín dụng

Định nghĩa

Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN của NHNN ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng kỳ hạn đã thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Việc phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hoạt động kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng. Các nguyên nhân thƣờng dẫn đến rủi ro tín dụng bao gồm: - Về phía khách hàng: Rủi ro tín dụng phát sinh có thể do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân rủi ro phát sinh liên quan đếnhành vi và ý chí chủ quan của khách hàng, có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ. Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ khi các biện pháp xử lý thu hồi nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả. Đây là những nguyên nhân do khách hàng tạo ra và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của khách hàng.

-Về mặt khách quan, nguyên nhân rủi ro tín dụng có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trƣờng kinh doanh không thể lƣờng trƣớc đƣợc nhƣ sự thay đổi về giá cả hay nhu cầu thị trƣờng, sự thay đổi về môi trƣờng pháp lý hay chính sách của Chính phủ khiến khách hàng lâm vào tình trạng

khó khăn tài chính, không thể khắc phục đƣợc. Từ đó, khách hàng dù có thiện chí nhƣng vẫn không thể trả đƣợc nợ. Nói chung, nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân không do khách hàng tạo ra, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng.

- Về phía ngân hàng: Rủi ro tín dụng có thể chia thành hai loại chính Rủi ro giao dịch: Rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng. Nó phát sinh do sai sót ở các khâu thẩm định và xét duyệt khi cho vay hoặc phát sinh do thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc phát sinh do sơ hở ở khâu bảo đảm và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng.

Rủi ro danh mục tín dụng: Rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Nó có thể phát sinh do đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng nhƣ cho vay không có đảm bảo thì rủi ro hơn là cho vay có đảm bảo. Hoặc phát sinh do thiếu đa dạng hóa danh mục tín dụng (Nguyễn Minh Kiều, 2014).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)