Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3.3. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB

Ở bất cứ đơn vị nào, dù đã đƣợc đầu tƣ rất nhiều trong thiết kế và vận hành hệ thống. Tuy nhiên, một hệ thống KSNB vẫn không thể hoàn toàn hữu hiệu.

Bởi vì ngay cả khi có thể xây dựng hệ thống hoàn hảo về cấu trúc thì hiệu quả thật sự của nó vẫn phụ thuộc vào nhân tố chủ yếu là con ngƣời, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc và tính đáng tin cậy của lực lƣợng dân sự.

Do đó hệ thống KSNB chỉ giúp hạn chế tối đa các sai phạm bởi hạn chế tiềm tàng xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Những hạn chế xuất phát từ bản thân con ngƣời nhƣ sự vô ý, bất cẩn, ƣớc lƣợng sai, hiểu sai chỉ đạo của cấp trên hoặc báo cáo của cấp dƣới…

- Khả năng đánh lừa, lẩn tránh của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các bộ phận bên ngoài đơn vị.

- Hoạt động kiểm soát thƣờng chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thƣờng xuyên phát sinh mà ít chú ý đến những nghiệp vụ không thƣờng xuyên, do đó những sai phạm trong các nghiệp vụ này thƣờng hay bị bỏ qua.

- Yêu cầu thƣờng xuyên và trên hết của ngƣời quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại đƣợc tính do sai sót hay gian lận gây ra.

- Luôn có khả năng là các cá nhân có trách nhiệm kiểm soát đã lạm dụng quyền hạn của mình nhằm phục vụ cho mƣu đồ riêng.

- Điều kiện hoạt động của đơn vị thay đổi nên dẫn tới những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp… Chính những hạn chế nói trên đây của KSNB là nguyên nhân khiến cho KSNB không thể đảm bảo tuyệt đối trong việc đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2007).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)