Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

1.3.3.1. Tiêu chuẩn của cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ LĐTB&XH ngày 14/05/2007 ban hành quy chế mẫu của Trung tâm dạy nghề; Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH Bộ LĐTB&XH ngày 05/05/2008 ban hành điều lệ mẫu trường Cao đẳng nghề; Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ LĐTB&XH ngày 05/05/2008 ban hành điều lệ mẫu trường Trung cấp nghề:

* Tiêu chuẩn của hiệu trưởng: Hiệu trưởng trường TCN, hiệu trưởng trường CĐN phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, đã qua giảng dạy hoặc tham gia QL dạy nghề ít nhất là 05 năm;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường TCN; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường CĐN;

- Đã qua đào tạo BD về NVQL; - Đủ sức khỏe theo quy đinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21

* Tiêu chuẩn của phó hiệu trưởng: Phó hiệu trưởng trường TCN, phó hiệu trưởng trường CĐN phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt; lý lịch rõ ràng; có tín nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ; có sức khỏe và năng lực QL lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;

- Có trình độ đại học trở lên. Riêng phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo, ngoài các tiêu chuẩn trên, phải có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của trường và có đủ các tiêu chuẩn như đối với hiệu trưởng.

* Tiêu chuẩn của giám đốc TTDN:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng;

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên; đã được đào tạo BD về NVQL; - Đủ sức khỏe theo yêu cầu. - Đủ sức khỏe theo yêu cầu.

1.3.3.2. Nhiệm vụ của cán bộ QL cơ sở dạy nghề

* Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm QL và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường.

- QL cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

- Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giáo viên và người học.

- Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

- Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trường.

- Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22

- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

* Phó hiệu trưởng trường CĐN, trường TCN có nhiệm vụ:

- Giúp hiệu trưởng trong việc QL và điều hành các hoạt động của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của hiệu trưởng và giải quyết các công việc khác do hiệu trưởng giao;

- Khi giải quyết công việc được hiệu trưởng giao, phó hiệu trưởng thay mặt hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.

* Giám đốc TTDN có nhiệm vụ:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề, bổ túc nghề và BD nghề.

- QL cơ sở vật chất, tài sản, tài chính, tài sản của trung tâm và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động dạy nghề theo qui định của pháp luật;

- Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập cho cán bộ, nhân viên, giáo viên và người học;

- Tổ chức chỉ đạo và xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong trung tâm;

- Thực hiện qui chế dân chủ trong trung tâm; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trung tâm;

- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

* Trưởng phòng đào tạo trường CĐN, trường TCN có nhiệm vụ:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy hằng năm và kế hoạch đào tạo dài hạn của nhà trường;

- Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề;

- Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23

- Tổ chức thực hiện và QL quá trình đào tạo, BD nghề; - QL việc kiểm tra, thi theo quy định;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch BD chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên;

- Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của cơ quan QL cấp trên và của hiệu trưởng.

* Các trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác có nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong việc QL, tổng hợp, đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện các mảng công việc chủ yếu của trường như: hành chính, quản trị; tổ chức, cán bộ; tổng hợp, đối ngoại; QL học sinh, sinh viên; QL tài chính, QL thiết bị và xây dựng cơ bản.

* Trưởng khoa, trưởng bộ môn chịu trách nhiệm QL, điều hành các hoạt động của khoa, bộ môn theo nhiệm vụ được quy định và theo phân cấp của hiệu trưởng.

1.4. Tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Thuật ngữ tổ chức được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống. Đồng thời nó được hiểu theo nhiều nghĩa, nhiều cấp độ khác nhau. Chẳng hạn, với tư cách là một danh từ “tổ chức được hiểu là một tập hợp người, được tạo ra nhằm thực hiện một chức năng nhất định”. Với tư cách là tính từ “tổ chức được hiểu là trình độ nhất định của một nhóm xã hội, là đặc tính của nhóm”. Với tư cách là một hoạt động “Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân phối các nguồn lực để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý, là sự phối hợp các tác động bộ phận tạo nên một tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần. Công tác tổ chức gồm 3 nhiệm vụ chính dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24

- Xác định cấu trúc của bộ máy

- Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy

- Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong tổ chức”[2].

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tiếp cận tổ chức với tư cách là một hoạt động và do đó, tổ chức bồi BD NVQL cho CBQL các CSDN bao gồm:

1.4.1. Tổ chức xác định nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Xác định đúng những nhu cầu BD NVQL của CBQL CSDN. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn và những kết luận được rút ra từ việc đánh giá thực trạng về NVQL của CBQL CSDN. Các nhà QL phải làm rõ nhu cầu BD NVQL của CBQL chính là những điểm yếu về hiểu biết hay kỹ năng thực hiện một hoạt động nào đó trong công việc hoặc chưa cập nhật kịp thời những thông tin cần thiết phục vụ cho QL CSDN. Từ đó mới xác định, lựa chọn những nội dung phương pháp phù hợp, thiết thực phục vụ cho việc triển khai công tác BD được kịp thời.

1.4.2. Tổ chức lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề cơ sở dạy nghề

Xây dựng kế hoạch và kế hoạch hoá hoạt động BD NVQL cho CBQL ở các CSDN là một nội dung cơ bản của nhà QL. Xác định được mục tiêu BD, thời gian BD, địa điểm BD, kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động BD... đảm bảo cho tiến trình tổ chức hoạt động BD được thực hiện một cách khoa học, có tính lôgic chặt chẽ, tính hệ thống và phù hợp với định hướng đổi mới GD&ĐT hiện nay. Đồng thời, giúp hoạt động BD NVQL cho CBQL ở các CSDN diễn ra có chất lượng, đạt được hiệu quả tối ưu.

1.4.3. Tổ chức việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Lựa chọn, sắp xếp các tri thức khoa học cần BD nhằm thỏa mãn mục tiêu đã xác định là BD NVQL cho CBQL CSDN và phù hợp với đối tượng được BD. Xác lập khung chương trình, nội dung bồi NVQL cho CBQL ở các CSDN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25

theo hướng chuẩn hoá chất lượng, cần tập trung vào nội dung xây dựng hệ thống tri thức khoa học bao gồm các tri thức cơ bản, tri thức cơ sở chuyên ngành và tri thức công cụ. Chương trình, tài liệu BD đảm bảo khoa học, thực tiễn và cân đối giữa lý thuyết với thực hành, giữa tính hàn lâm và thực tiễn, tính truyền thống kế thừa và tính hiện đại, cập nhật.

Nội dung đào tạo, BD CBQL nằm trong nội dung đào tạo BD cán bộ, công chức nhà nước đã được qui định trong Quyết định số 874/TTg, ngày 20/11/1996 của Thủ Tướng Chính phủ gồm 6 nội dung cơ bản sau: đào tạo, BD về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; đào tạo, BD kiến thức về hành chính nhà nước; đào tạo và BD kiến thức về QL nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; đào tạo, BD về kiến thức QL các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; đào tạo, BD ngoại ngữ; trang bị kiến thức cơ bản về tin học.

1.4.4. Tổ chức việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề thức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động BD có sự kết hợp nhiều phương pháp sư phạm tiên tiến, sử dụng hợp lý các phương pháp tạo thành một chỉnh thể thống nhất để triển khai các hoạt động BD NVQL cho CBQL CSDN. Sử dụng, đa dạng hoá các hình thức thức tổ chức hoạt động BD, trong đó cần tăng cường hiệu quả các hình thức tổ chức BD thực hành rèn luyện kỹ năng QL cho CBQL ở các CSDN. Đây là nội dung nhằm đổi mới phương pháp BD, cách thức QL, tổ chức hoạt động BD NVQL cho CBQL CSDN.

1.4.5. Tổ chức các điều kiện (nguồn lực) bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Đây là nội dung đảm bảo việc xác lập các công cụ pháp lý, tổ chức các bộ phận chuyên trách cũng như các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức BD NVQL cho CBQL CSDN. Thông qua việc hình thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26

các loại văn bản, chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định, hướng dẫn tổ chức hoạt động BD NVQL cho CBQL CSDN. Bên cạnh đó, việc tổ chức có hiệu quả về tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị, nhất là tăng cường các điều kiện về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động BD NVQL cho CBQL CSDN tạo ra những yếu tố đồng bộ, toàn diện của công tác BD. Tổ chức tốt các điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động BD được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú. Hệ thống các phương tiện kỹ thuật dạy học, chất lượng các học liệu, tài liệu phục vụ cho hoạt động BD NVQL cần được đáp ứng đầy đủ.

1.4.6. Tổ chức tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Tổ chức BD NVQL cho CBQL ở các CSDN muốn đạt được hiệu quả cao phải là tổng hợp của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Hơn nữa, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các CSDN tạo cơ sở để người CBQL phải tự học, tự BD thường xuyên mới có thể nâng cao năng lực QL của bản thân. Vai trò chủ thể tích cực của người CBQL trong việc tự BD NVQL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm huy động sức mạnh nội lực của mỗi người. Trình độ trí tuệ, vốn tri thức, kinh nghiệm bản thân, động cơ, thái độ đúng đắn,…sẽ giúp người CBQL say mê, hứng thú, cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn để tự BD, nâng cao năng lực QL của bản thân. Đây là một hoạt động mang đậm dấu ấn của từng cá nhân, họ tự tổ chức quá trình nhận thức của mình một cách độc lập, sáng tạo; có sự linh hoạt trong việc tìm ra cách thức, con đường, biện pháp tự BD phù hợp nhất để tích luỹ tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cũng như phát triển tư duy của bản thân. Tuy nhiên, tự học, tự BD là quá trình khó khăn, có nhiều trở ngại, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt vai trò của nhà QL phải có kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, hỗ trợ hoạt động tự BD NVQL của CBQL CSDN. Chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ nhiều hoạt động BD phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để người CBQL ở các CSDN có thể tự rèn luyện, tự BD phát triển năng lực của bản thân. Hơn nữa, trách nhiệm của chủ thể QL các cấp cần thực hiện giám sát,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27

kiểm tra, đánh giá và tổ chức sơ tổng kết kinh nghiệm là một nội dung cơ bản trong tổ chức hoạt động tự BD NVQL của CBQL ở các CSDN. Thông qua nội dung này, chủ thể QL cập nhật kịp thời các thông tin việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch chỉ đạo tự BD, thấy được những nội dung đã làm tốt và phát hiện những bất cập, thiếu sót cần phải điều chỉnh.

1.4.7. Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Kiểm tra, đánh giá và sơ tổng kết kinh nghiệm còn là một nội dung không thể thiếu trong tổ chức BD NVQL cho CBQL ở các CSDN, nó tạo cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực QL và trình độ chuyên môn của CBQL để nhà QL có kế hoạch phân loại BD, bố trí và sử dụng CBQL một cách phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân đạt được hiệu quả cao nhất theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo nghề của các

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)