Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.8. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

QL quá trình đào tạo, bồi dưỡng thực chất là QL các yếu tố sau theo một trình tự, qui trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế đem lại hiệu quả cao trong đào tạo, bồi dưỡng. Các yếu tố đó là:

- Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; - Nội dung đào tạo, bồi dưỡng; - Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; - Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; - Hoạt động dạy (chủ thể là GV);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; - Môi trường đào tạo, bồi dưỡng;

- Tổ chức kiếm tra, đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;

Các thành tố này có môi quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Để thực hiện có hiệu quả công tác QL hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện các bước như qui trình QLGD (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá).

Trong quá trình QL các yếu tố trên luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống QL. Do vậy nhà QL phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, xử lý các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển liên tục.

1.5. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề và Sở Lao đông - Thƣơng binh và Xã hội với công tác tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

1.5.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với lĩnh vực dạy nghề binh và Xã hội đối với lĩnh vực dạy nghề

Theo Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10 tháng 7 năm 2008 của liên bộ Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Nội vụ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng QL nhà nước về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi QL của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29

Về lĩnh vực dạy nghề, Sở LĐTB&XH có nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;

- Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và CBQL dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với CBQL, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, BD, sử dụng giáo viên và CBQL dạy nghề; tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp tỉnh.

1.5.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục dạy nghề

Tổng cục Dạy nghề là tổ chức thuộc Bộ LĐ-TB&XH, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH QL nhà nước về dạy nghề, bao gồm các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng dạy nghề, kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên, CBQL dạy nghề, quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; tổ chức thực hiện nhiệm vụ QL nhà nước về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Theo Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg, TCDN có 24 nhiệm vụ và quyền hạn mang tính chất chuyên môn, đặc thù, một trong những nhiệm vụ đó là: QL công tác BD về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và CBQL dạy nghề trên phạm vi cả nước.

Như vậy, việc tổ chức BD NVQL cho CBQL các CSDN ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cần được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên và TCDN với chức năng là chủ thể có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và tạo các điều kiện thuận lợi để hoạt động BD đạt được hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

1.6.1. Yếu tố khách quan

- Môi trường tốt và điều kiện cơ sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợi cho đào tạo, BD và ngược lại.

- Trong quá trình đào tạo, BD NVQL cho CBQL CSDN, đội ngũ giảng viên là yếu tố rất quan trọng, làm nhiệm vụ cầu nối truyền tải kiến thức tới người học, hướng dẫn phương pháp, nội dung kiến thức giúp cho người học dễ hiểu biết, rút ngắn được thời gian nhận thức. Có được đội ngũ giảng viên có trình độ cao, phẩm chất và năng lực tốt là một yếu tố tích cực tác động tốt tới đào tạo, BD NVQL cho CBQL CSDN

- Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đào tạo, BD CBQL được cụ thể hoá trong các Nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, BD CBQL; trong chính sách về tiền lương, chế độ bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… Từ chính sách, thể chế tác động đến CBQL buộc họ phải suy nghĩ, học tập, phấn đấu tốt hơn.

- Công tác tổ chức, QL lớp học và học viên ở các cơ sở đào tạo; - Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng BD,..

1.6.2. Yếu tố chủ quan

- Nhu cầu tự hoàn thiện bản thân: Con người nói chung trong đó có đội ngũ CBQL CSDN luôn luôn có nhu cầu hoàn thiện bản thân mình, mong muốn và cố gắng nhận thức thế giới được nhiều hơn, tạo cho mình các năng lực, kỹ năng làm việc và sử dụng nó một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn, được trả công ngày càng tốt hơn, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn.

- Phẩm chất và năng lực người học: Mỗi CBQL CSDN có những khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau xuất phát từ năng lực thể chất và hoàn cảnh lịch sử, điều kiện khác nhau. Đây là một nhân tố cần chú ý trong đào tạo, BD, không phải cứ muốn đào tạo là được mà cần phải xem xét có khả năng học tập được hay không.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

Kết luận chƣơng 1

1. BD là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó.

2. BD NVQL cho CBQL là bổ sung các kiến thức, cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực để người QL thực hiện tốt các chức năng QL, qua đó hoàn thành chức trách của mình được giao.

3. BD NVQL cho CBQL CSDN là bổ sung các kiến thức, cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực cho CBQL CSDN để họ thực hiện tốt các chức năng QL ở CSDN, điều hành quá trình đào tạo diễn ra ở các CSDN đạt hiệu quả cao, qua đó hoàn thành chức trách mà người CBQL CSDN được giao.

4. Tổ chức BD NVQL thực chất là một hệ thống các tác động có mục đích, có phương pháp, có kế hoạch của các lực lượng quản lý đến toàn bộ quá trình BD NVQL nhằm đạt được mục tiêu BD đã đề ra.

5. Tổ chức BD NVQL cho CBQL CSDN bao gồm các nội dung: Tổ chức xác định nhu cầu BD NVQL; tổ chức lập kế hoạch BD NVQL; tổ chức việc lựa chọn nội dung BD NVQL; tổ chức việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp BD và hình thức BD NVQL; tổ chức tự BD NVQL; tổ chức các điều kiện (nguồn lực) BD NVQL; tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng BD NVQL.

6. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến BD NVQL cho CBQL CSDN bao gồm các yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan và môi trường BD...

Những nội dung lý luận chủ yếu trên là cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức BD NVQL cho CBQL các CSDN ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên được trình bày cụ thể tại chương 2 dưới đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông; phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội).

Huyện lỵ Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc. Xưa nay, Phổ Yên đều giữ vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Do có vị trí thuận lợi nên Phổ Yên rất có tiềm năng và là nơi được nhiều nhà đầu tư tin chọn. Phổ Yên đang phấn đấu xây dựng để trở thành một thị xã công nghiệp.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân 5 năm giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 đạt 21%, là huyện có mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế bình quân chung của toàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng là nhanh hơn cả đạt 31%; tiếp đến là ngành Thương mại - Dịch vụ tăng 24,5%; ngành nông - lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm nhất chỉ đạt mức tăng 5,1%; mức tăng trưởng của mỗi ngành được nâng lên hàng năm; chi tiết được thể hiện ở bảng dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế Phổ Yên giai đoạn 2010-2014

(Theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014

Giá trị (Tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất 1.095.470 100 1.855.992 100 3.410.468 100

1. Nông lâm nghiệp 448.890 41,0 503.580 27,1 639.157 18,7

2. Công nghiệp, XD 436.138 39,8 896.749 48,3 2.018.995 59,2

3. Thương mại, DV 210.441 19,2 455.663 24,6 752.316 22,1

(Nguồn: UBND huyện Phổ Yên)

2.2. Khái quát tình hình dạy nghề ở huyện Phổ Yên

2.2.1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề

- Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên:

Năm 2005, huyện Phổ Yên đã được đầu tư xây dựng Trung tâm Dạy nghề và đến năm 2009 đã được nâng cấp thành trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên; địa điểm tại xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên trên diện tích 20 ha. Hàng năm, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về đào tạo nghề sơ cấp và trung cấp, trường đã đào tạo từ năm 2006 đến 2014 bình quân mỗi năm khoảng 1.300 LĐ có trình độ sơ cấp gồm các ngành nghề chính như: May công nghiệp, Công nghệ thông tin, Hàn điện, QL điện nông thôn, Sửa chữa điện dân dụng - điện lạnh, Mộc dân dụng, Mây tre đan, Chế biến chè, Chăn nuôi công nghiệp, Trồng rau an toàn, Trồng - chăm sóc - thu hoạch chè... và khoảng 220 lao động có trình độ trung cấp mỗi năm gồm các nghề: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Hàn, May thời trang, Tin học, Thú y...

- Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên:

Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên có nhiệm vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện các chương trình khuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34

nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho nông dân huyện. Năm 2010 trạm Khuyến nông huyện được sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cấp phép đào tạo trình độ sơ cấp các nghề nông nghiệp cho nông dân của huyện.

- Hợp tác xã thêu ren xuất khẩu Trung Thành:

Được thành lập năm 2009 tại xã Trung Thành huyện Phổ Yên, đến năm 2010, hợp tác xã được Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép đào tạo các nghề thêu ren xuất khẩu cho lao động của huyện.

Bảng 2.2. Kết quả đào tạo nghề từ năm 2012 đến 2014

Đơn vị tính: Người

Ngành, nghề Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

I. Trình độ trung cấp nghề

May và thiết kế thời trang 30 28 16

Điện công nghiệp, điện tử 70 133 120

Hàn 53 52 26

Công nghệ thông tin 25 43 11

Thú y 24 24 104

Tổng 202 280 277

II. Trình độ sơ cấp nghề

Hàn 165 65 105

Kỹ thuật gia công bàn ghế 135 135 135

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn 35 170 100

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà 35 70 95

Trồng rau an toàn 35 30 95

Sửa chữa điện lạnh, điện dân dụng 30 70 105

May công nghiệp 270 100 90

Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi 62 30 70

Chế biến và bảo quản sản phẩm chè 70 205 185

Kỹ thuật trồng hoa 210 74 66

Kỹ thuật trồng chè 150 200 35

Đan lát thủ công 50 100 35

Kỹ thuật thêu ren 100 75 70

Kỹ thuật xây dựng 140

Tổng 1347 1324 1326

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35

2.2.2. Thực trạng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên tại các cơ sở dạy nghề huyện Phổ Yên giáo viên tại các cơ sở dạy nghề huyện Phổ Yên

Đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ hữu của huyện đã tăng đáng kể, đến năm 2014 đã có 56 giáo viên cơ hữu, chủ yếu là Giáo viên của Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên. Số giáo viên có trình độ thạc sỹ là 08 người; trình độ đại học là 41 người; công nhân bậc cao là 07 người.

Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn giáo viên dạy nghề huyện Phổ Yên 2014

Trình độ chuyên môn Số GV

(người)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số 56

Công nhân bậc cao 07 12,5

Đại học 41 73,2

Trên đại học 08 14,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Ngoài trình độ chuyên môn, hầu hết các giáo viên dạy nghề đều được đào tạo sư phạm kỹ thuật hoặc được BD chương trình nghiệp vụ sư phạm dạy nghề bậc 1 hoặc chương trình nghiệp vụ sư phạm dạy nghề bậc 2. Trình độ, chất lượng giảng dạy, công tác của đội ngũ giáo viên và CBQL được nâng lên, từng bước đáp ứng được yêu cầu của công tác dạy nghề.

Bảng 2.4. Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm giáo viên dạy nghề năm 2014

Nội dung Số GV (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tổng số 56

Sư phạm kỹ thuật 25 44,6

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)