Bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

1.2.3.1. Bồi dưỡng

Để có thể hiểu được khái niệm BD, chúng ta phải đề cập đến một số khái niệm có liên quan.

a. Đào tạo

Theo GS.TS Phạm Minh Hạc “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người, làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức - kỹ năng - kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận được sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình

vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” [9].

Như vậy đào tạo là hình thành ở người học một trình độ mới, cao hơn trình độ trước đó của họ. Người được đào tạo sẽ được nâng từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn và điều đó được khẳng định bằng một văn bằng tương ứng.

Formatted: English (U.S.)

Deleted: 29

Formatted: English (U.S.)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17

b. Đào tạo lại

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam:“Đào tạo lại là một dạng của đào tạo, là quá trình tạo cho người lao động (đã được đào tạo) có cơ hội được học tập được đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực chuyên môn mới một cách cơ bản, có hệ thống cả về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhằm mục đích có trình độ, tay

nghề cao hơn hoặc có thể chuyển đổi được công việc” [31]. Như vậy, đào tạo

lại cũng có nội dung gần với đào tạo. Đào tạo lại được tiến hành trong trường hợp người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại. Họ cần được chuyên môn hoá cao hơn hoặc chuyển đổi sang một công việc khác mà cần có những kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc.

c. Bồi dưỡng

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “BD là làm cho tăng thêm năng lực hoặc

phẩm chất” [32].

Theo các tài liệu của UNESCO, BD được hiểu như sau:

BD là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó.

BD có ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu của lao động nghề nghiệp. Theo Nguyễn Minh Đường: "BD có thể là một quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ" [7].

Theo tác giả Nguyễn Đức Trí: “BD là nâng cao trình độ hiện có về kiến

thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm” [30].

Thực chất của quá trình BD là để bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn dưới một hình thức phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18

Mục đích BD là nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn đã có sẵn, giúp cho công việc đang làm đạt được hiệu quả tốt hơn.

d. Phân biệt giữa đào tạo và bồi dưỡng

Thông thường hoạt động đào tạo là quá trình trang bị những kiến thức cơ bản mới hoặc một trình độ cao hơn nên thời gian đào tạo thường dài so với hoạt động BD. Thời gian của các khóa đào tạo thường ít nhất từ một năm trở lên, còn hoạt động BD chỉ với mục đích bổ sung kiến thức hoặc cập nhật những vấn đề mới liên quan đến hoạt động của CBQL nên thời gian ngắn hơn.

Hoặc nói cách khác hoạt động đào tạo làm cho người CBQL trở thành người có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định, còn hoạt động BD làm tăng thêm năng lực, phẩm chất của CBQL.

Như vậy hoạt động đào tạo và BD là hai quá trình khác nhau nhưng đều có chung mục đích là cung cấp kiến thức cho người CBQL để tăng cường năng lực và hiệu quả công tác.

1.2.3.2. Nghiệp vụ quản lý và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý a. Nghiệp vụ

Nghiệp vụ là công việc chuyên môn của một nghề. Theo Quyết định số 414/TTCP của Bộ trưởng - Trưởng Ban tổ chức chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch bậc công chức, viên chức thì nghiệp vụ bao gồm các thành tố: “Chức trách”, “Hiểu biết”, “Yêu cầu trình độ” hợp thành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các quan niệm như trên, chúng ta có thể hiểu: Nghiệp vụ là những công việc mà một người phải thực hiện để hoàn thành chức trách của mình. Muốn hoàn thành chức trách của mình, họ phải hiểu rõ nội dung và cách thức thực hiện công việc và phải có một trình độ chuyên môn nhất định.

b. Nghiệp vụ quản lý

Từ quan niệm về nghiệp vụ chúng ta có thể hiểu, NVQL là công việc mà nhà QL phải làm để thực hiện chức trách của mình. Tùy theo yêu cầu của từng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19

ngành, từng cấp QL mà nhà QL có những công việc khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chức trách của mình, các nhà QL phải tuân theo các nguyên tắc và phương pháp QL nhất định; phải thực hiện các chức năng QL. Do đó, NVQL thực chất là những công việc, những cách thức mà nhà QL phải làm để thực hiện các chức năng QL, nội dung QL trong một bộ máy. Nói cách khác, NVQL là công việc chuyên môn của người QL.

c. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

Chuyên môn của người QL thể hiện trong việc thực hiện các chức năng của người QL. Nhà QL muốn thực hiện được các chức năng QL nhằm đạt được mục tiêu của bộ máy, đòi hỏi nhà QL phải có kiến thức, kỹ năng... về lĩnh vực mình QL. Để thực hiện tốt chức trách của mình, nhà QL cần được đào tạo, BD các kiến thức, kỹ năng đó.

BD NVQL là bổ sung các kiến thức, cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực để người QL thực hiện tốt các chức năng QL, qua đó hoàn thành chức trách của mình được giao.

Tổ chức BD NVQL thực chất là một hệ thống các tác động có mục đích, có phương pháp, có kế hoạch của các lực lượng quản lý đến toàn bộ quá trình BD NVQL nhằm đạt được mục tiêu BD đã đề ra.

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)