Biện pháp 5 Tăng cường tổ chức nghiên cứu, học tập thực tế các

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Biện pháp 5 Tăng cường tổ chức nghiên cứu, học tập thực tế các

hình quản lý tiên tiến

3.2.5.1. Mục đích

“Trăm nghe không bằng một thấy”, đây là triết lý rất phù hợp với quy luật nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Việc kết hợp giữa BD qua các lớp học với nội dung kiến thức trong tài liệu, kết hợp với tổ chức nghiên cứu, học tập thực tế các mô hình QLGD tiên tiến trong và ngoài tỉnh, thậm chí cả các nước khác giúp cho CBQL cả về lý luận và thực tiễn. Đồng thời đây cũng là hình thức BD giúp cho người học hứng thú nhất, dễ tiếp thu nhất và rất phù hợp với “dạy học người lớn”; kiến thức thu hoạch được cũng phong phú, đa dạng; đặc biệt các kinh nghiệm QL đã được kiểm chứng và chọn lọc việc vận dụng của người học thuận lợi hơn, hiệu quả cao hơn. Ông cha ta cũng có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, hay “Học thầy không tày học bạn”, vì vậy đây cũng là hình thức BD đã và đang được quan tâm, áp dụng; đặc biệt, trong xu thế hội nhập, nghiên cứu, học tập theo hình thức trên là con đường ngắn nhất, ít vấp ngã, ít trông gai nhất để đạt được mục tiêu. Qua các đợt học tập thực tế trên, CBQL không chỉ được bổ sung về lý luận mà còn bổ sung kiến thưc thực tế; đặc biệt học hỏi được các kinh nghiệm QL đã thành công, nâng cao năng lực về mọi mặt.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Tham mưu với các cấp QL, tạo điều kiện, cơ chế cho công tác BD nghiên cứu thực tế, đặc biệt là kinh phí; đặc biệt là công tác xã hội hóa;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65

- Tìm hiểu để có thông tin về các cơ sở GD có mô hình QL tiên tiến, hiệu quả;

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cho chuyến đi; - Chuẩn bị các nội dung thảo luận trao đổi kinh nghiệm;

- Tổng hợp, phân tích các nội dung thu hoạch qua đợt nghiên cứu thực tế; - Vận dụng phù hợp vào từng đơn vị.

Qua các đợt học tập thực tế trên, CBLĐ không chỉ được bổ sung về lý luận mà còn bổ sung kiến thưc thực tế; đặc biệt học hỏi được các kinh nghiệm QL đã thành công, nâng cao năng lực về mọi mặt.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Các cấp có thẩm quyền, tạo điều kiện, cơ chế cho công tác BD nghiên cứu thực tế, đặc biệt là kinh phí;

- Xây dựng hoặc lựa chọn mô hình tham quan tiêu biểu, có những kinh nghiệm hay phục vụ cho nội dung BD;

- Chuẩn bị tốt các nội dung để thảo luận, trao đổi, học tập kinh nghiệm...

3.2.6. Biện pháp 6. Tăng cường tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trong đội ngũ cán bộ quảnlý các cơ sở dạy nghề

3.2.6.1. Mục đích

Tổ chức BD NVQL cho CBQL ở các CSDN muốn đạt được hiệu quả cao phải là tổng hợp của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Hơn nữa, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo của các CSDN là cơ sở để người CBQL phải tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên mới có thể nâng cao NLQL của bản thân. Tự BD sẽ mang lại hiệu quả to lớn về GD, trước hết là tiết kiệm được thời gian, vật chất chi phí, không cần đến việc giảng dạy trên lớp mà nhờ vào cách tự nghiên cứu thông qua các nguồn tài liệu, thông tin có chọn lọc và phù hợp với khả năng, nhu cầu nhận thức của từng CBQL. Tự BD sẽ tăng cường động cơ tự học, tự nghiên cứu của CBQL, nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp CBQL có trách nhiệm, hứng thú hơn, tích cực hơn và tránh được thái độ bi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66

quan, chán nản trong công việc. Hình thành thái độ, tình cảm say mê với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Tự BD NVQL là một biện pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó khẳng định trình độ và khả năng biết cách tự học và ý thức học tập suốt đời của CBQL CSDN trong giai đoạn hiện nay. Đây là một hoạt động mang đậm dấu ấn của từng cá nhân, họ tự tổ chức quá trình nhận thức của mình một cách độc lập, sáng tạo; có sự linh hoạt trong việc tìm ra cách thức, con đường, biện pháp tự bồi dưỡng phù hợp nhất để tích luỹ tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cũng như phát triển tư duy sư phạm của bản thân.

Tuy nhiên, tự học, tự bồi dưỡng là quá trình khó khăn, có nhiều trở ngại, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt vai trò của nhà quản lý phải có kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, hỗ trợ hoạt động tự BD NVQL của CBQL CSDN.

Chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ nhiều hoạt động bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để người CBQL CSDN có thể tự rèn luyện, tự bồi dưỡng phát triển năng lực của bản thân.

Hơn nữa, trách nhiệm của chủ thể quản lý các cấp cần thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá và tổ chức sơ tổng kết kinh nghiệm là một nội dung cơ bản trong tổ chức hoạt động tự BD NVQL. Đây là nội dung sẽ thể hiện được đầy đủ các thông tin, mối liên hệ ngược xuôi trong suốt quá trình tổ chức để có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo hiệu quả, chất lượng của hoạt động tự BD NVQL cho CBQL CSDN. Thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động tự BD NVQL, cũng như việc thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy ý thức tự giác, tinh thần thái độ tích cực của CBQL CSDN trong các hoạt động tự BD NVQL của mình. Cũng thông qua nội dung này, chủ thể quản lý cập nhật kịp thời các thông tin việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch chỉ đạo tự BD, thấy được những nội dung đã làm tốt và phát hiện những bất cập, thiếu sót cần phải điều chỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67

Kiểm tra, đánh giá và sơ tổng kết kinh nghiệm còn là một nội dung không thể thiếu trong tổ chức hoạt động BD nói chung và hoạt động tự BD NVQL cho CBQL CSDN nói riêng, nó tạo cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá đúng phẩm chất, NVQL để chủ thể QL có kế hoạch phân loại BD, bố trí và sử dụng CBQL một cách phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân đạt được hiệu quả cao nhất theo mục tiêu, yêu cầu của CSDN.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Công tác tự BD có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với CBQL CSDN, việc hình thành các kỹ năng tự học cũng như kỹ năng NVQL không phải tự nhiên mà có, trải qua thực tiễn học tập và rèn luyện mới có sự tích lũy và nâng cao. Để giảm bớt cường độ và sức ép của công việc, tự bồi dưỡng sẽ giúp CBQL điều chỉnh và tăng thời gian cho các hoạt động chủ đích, phù hợp với công việc và đặc thù QL CSDN.

Để thực hiện được biện pháp này và đem lại hiệu quả thiết thực đối với CBQL CSDN. Tự bồi dưỡng có trở thành nhu cầu và hứng thú hay không thì phải có những điều kiện tối thiểu cần thiết đó là:

- Các cấp quản lý cần chú trọng và quan tâm từng bước đến nhu cầu và năng lực của việc tự BD về NVQL của CBQL CSDN bằng những việc làm cụ thể như: vận động tuyên truyền cung cấp và chỉ dẫn cách thực hiện và nguồn tài liệu có liên quan đến NVQL cho CBQL CSDN.

- Các CSDN cần trang bị máy tính nối mạng intenet để CBQL khai thác các nguồn tài liệu phục vụ tự BD NVQL, tăng cường các đầu sách, báo, tạp chí, tài liệu về NVQL...

- Để tránh tự bồi dưỡng mang tính hình thức thì điều cơ bản là phải tăng cường sự nhận thức cho CBQL về vấn đề này, có sự động viên khích lệ kịp thời. Quan trọng hơn là tự BD không đơn giản chỉ là một nhiệm vụ mà phải là một tiêu chí để đánh giá thi đua và khả năng phát triển của mỗi CBQL trong quá trình công tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)