Biện pháp 7 Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Biện pháp 7 Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp

vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

3.2.7.1. Mục đích

Tổ chức BD NVQL cho CBQL ở các CSDN, không thể thiếu công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về chất lượng, hiệu quả của hoạt động BD. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá khách quan, toàn diện hiệu quả của hoạt động này sẽ là cơ sở quan trọng cho các lực lượng QL hoạch định các phương hướng, mục tiêu tiếp theo trong tổ chức hoạt động BD NVQL cho CBQL CSDN.

Dựa trên các kết quả kiểm tra đánh giá, giám sát làm cho đội ngũ CBQL thấy rõ được mức độ thành công, sự phát triển của bản thân thông qua hoạt động BD NVQL, những điểm còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Hơn nữa, thông qua tổ chức kiểm tra, giám sát còn giúp cho nhà QL nắm bắt được trình độ NLQL của người CBQL CSDN, từ đó có hướng đào tạo, BD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường công tác GD ý thức thái độ, hình thành các giá trị chuẩn mực nghề nghiệp cho đội ngũ CBQL CSDN. Cũng căn cứ vào kết quả kiểm tra, giám sát nhà QL còn tiến hành sàng lọc, phân loại được đối với những CBQL không đáp ứng được yêu cầu về trình độ, NLQL, từ đó hoạch định các phương hướng tiếp theo để tổ chức BD phù hợp nhất.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung kiểm tra đánh giá:

- Tổ chức kiểm tra đánh giá, giám sát hiệu quả hoạt động BD NVQL cho CBQL ở các CSDN phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, khách quan góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Mặt khác, sẽ tạo được hiệu quả lâu dài trong việc thúc đẩy người CBQL tự nghiên cứu, tự BD nâng cao trình độ, thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển trong các CSDN hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69

- Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, khách quan: Đánh giá phải phản ánh đúng thực trạng hoạt động công tác BD,tránh cách nhìn chủ quan phiến diện, mang tính áp đặt đối với tổ chức, cá nhân.

- Kiểm tra, đánh giá phải công khai: Việc kiểm tra đánh giá phải được tiến hành công khai, kết quả kiểm tra phải được công bố kịp thời để mỗi cá nhân, cơ sở BD có thể tự đánh giá xếp hạng trong tập thể, để họ có thể tự hiểu biết, tự điều khiển, điều chỉnh quá trình BD.

- Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện và có hệ thống.

- Kiểm tra, đánh giá cần phải được tiến hành một cách có kế hoạch và phải đánh giá một cách thường xuyên, liên tục kết hợp mềm dẻo các hình thức đánh giá.

- Kiểm tra đánh giá về nội dung chương trình BD và hoạt động giảng dạy học tập của báo cáo viên và từng học viên để xác đinh các vấn đề :

+ Chương BD đã phù hợp, đạt chuẩn hay chưa đạt chuẩn; + Định hướng mục tiêu chương trình BD;

+ Cấu trúc nội dung chương trình;

+ Khung thời gian thực hiện chương trình;

+ Chương trình đã cập nhật kiến thức, kỹ năng khoa học, công nghệ hiện đại chưa …

- Kiểm tra đánh giá các điều kiện phục vụ cho công tác BD bao gồm: Tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập và tham khảo, trang thiết bị phục vụ giảng dạy (phòng học, bàn ghế, ánh sáng, phương tiện nghe nhìn...), chế độ chính sách cho người dạy và ngƣời học.

- Kiểm tra phương pháp, hình thức tổ chức BD, giảng dạy của giáo viên, báo cáo viên.

- Kiểm tra phương pháp, hình thức học tập, rèn luyện của CBQL, đánh giá kết quả học tập của học viên thể hiện các cấp độ: biết, hiểu, vận dụng...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70

- Mỗi cấp QL, đơn vị tổ chức lớp học BD, mỗi cá nhân giảng viên, báo cáo viên và người học (CBQL CSDN) phải thường xuyên tự đánh giá công việc của mình trong quy trình tham gia khoá học BD để đánh giá mức độ hoàn thành đáp ứng của mình đối với công tác BD và những đề xuất kiến nghị để điều chỉnh quá trình tiếp theo.

* Hình thức kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên: Hình thức này chủ yếu được thực hiện đối với người dạy và người học để điều chỉnh nội dung, phương pháp, cách thức đồ dùng thiết bị, khả năng truyền thụ và lĩnh hội tri thức đã phù với yêu cầu đặt ra chưa để có kế hoạch điều chỉnh những buổi sau.

- Kiểm tra đánh giá định kỳ: Hình thức này thường được thực hiện sau từng chương, từng học phần, từng kỳ, từng năm trong chương trình BD nhằm đánh giá sự chuyển biến quá trình BD để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho một giai đoạn mới.

- Đánh giá tổng kết: Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc môn học, năm học hay khoá học bằng những bài thi,bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, báo cáo,... nhằm đánh giá kết quả quả trình BD, đối chiếu với mục tiêu đề ra để điều chỉnh năm mới, khoá mới.

- Tiến hành kiểm tra đánh tra theo nhiều kênh thông tin khác nhau: Phát vấn, trao đổi trực tiếp, phát phiếu hỏi, phiếu điều tra, phiếu trắc nghiệm, lấy ý kiến thông tin phản hồi từ phía người học, lắng nghe ý kiến phản ánh nhận xét dư luận, cộng đồng xã hội,...

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

- Các cấp QL chỉ đạo phải xây dựng, thành lập bộ phận thanh tra, kiểm tra theo theo từng lĩnh vực phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

- Phải xây dựng bộ công cụ đánh giá với các tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với các mục tiêu nhiệm vụ chương trình BD..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71

- Các thành viên tham gia công tác kiểm tra, đánh giá phải có phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp tốt, năng lực chuyên môn, năng lực QL vững vàng để đảm bảo tính khách quan chính xác trong kiểm tra, đánh giá.

- Đảm bảo điều kiện thực hiện nội dung giải pháp này, đòi hỏi phải có sự đồng bộ, thống nhất về quan điểm chỉ đạo; phải dựa trên các tiêu chuẩn kiểm tra, giám sát, đánh giá khách quan, toàn diện hoạt động BD NVQL cho CBQL ở các CSDN.

Một phần của tài liệu Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)