8. Cấu trúc của luận văn
1.4.6. Tổ chức tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở
Tổ chức BD NVQL cho CBQL ở các CSDN muốn đạt được hiệu quả cao phải là tổng hợp của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Hơn nữa, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các CSDN tạo cơ sở để người CBQL phải tự học, tự BD thường xuyên mới có thể nâng cao năng lực QL của bản thân. Vai trò chủ thể tích cực của người CBQL trong việc tự BD NVQL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm huy động sức mạnh nội lực của mỗi người. Trình độ trí tuệ, vốn tri thức, kinh nghiệm bản thân, động cơ, thái độ đúng đắn,…sẽ giúp người CBQL say mê, hứng thú, cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn để tự BD, nâng cao năng lực QL của bản thân. Đây là một hoạt động mang đậm dấu ấn của từng cá nhân, họ tự tổ chức quá trình nhận thức của mình một cách độc lập, sáng tạo; có sự linh hoạt trong việc tìm ra cách thức, con đường, biện pháp tự BD phù hợp nhất để tích luỹ tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cũng như phát triển tư duy của bản thân. Tuy nhiên, tự học, tự BD là quá trình khó khăn, có nhiều trở ngại, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt vai trò của nhà QL phải có kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, hỗ trợ hoạt động tự BD NVQL của CBQL CSDN. Chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ nhiều hoạt động BD phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để người CBQL ở các CSDN có thể tự rèn luyện, tự BD phát triển năng lực của bản thân. Hơn nữa, trách nhiệm của chủ thể QL các cấp cần thực hiện giám sát,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27
kiểm tra, đánh giá và tổ chức sơ tổng kết kinh nghiệm là một nội dung cơ bản trong tổ chức hoạt động tự BD NVQL của CBQL ở các CSDN. Thông qua nội dung này, chủ thể QL cập nhật kịp thời các thông tin việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch chỉ đạo tự BD, thấy được những nội dung đã làm tốt và phát hiện những bất cập, thiếu sót cần phải điều chỉnh.