Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty xây dựng giao thông 4 (Trang 62 - 65)

Về cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động:

Hiện nay số lượng cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty là 7.264 người. Trong đó: đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 341 người, chiếm 4,7%, số công nhân kỹ thuật của Tổng công ty là 1.243 người chiếm 17,1% và tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,3%. Trong giai đoạn 2013 - 2015 thì số lượng CBCNV toàn Tổng Công ty tăng lên hàng năm, trong đó tăng nhiều nhất vẫn là đội ngũ lao động phổ thông.

Xét theo loại hình tham gia lao động thì có thể thấy, tuy tại đơn vị tham gia hoạt động sản xuất là chủ yếu nhưng tỷ lệ lao động gián tiếp, làm công tác bổ trợ chiếm tỷ lệ khá cao, đồng thời số lượng lao động gián tiếp, nhân viên văn phòng còn tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2013, tỷ lệ lao động gián tiếp là 28% thì đến 2015 số này đã tăng lên 32,3%. Điều này dẫn đến số lượng lao động của Tổng Công ty rơi vào tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Trong khi đó, tại Tổng công ty XDGT 1 hay Tổng công ty XDGT 5 thì cơ cấu lao động so với Tổng công ty XDGT 4 hợp lý và cân đối hơn (lao động gián tiếp chiếm 24 - 26%).

Qua đó cho thấy, với cơ cấu lao động chưa hợp lý, đồng thời số lượng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ rất lớn, còn đội ngũ lao động có kỹ thuật còn ít đã ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng lao động của Tổng Công ty. Ngoài ra, số lượng cán bộ, đội ngũ có trình độ, có năng lực về kỹ thuật hay năng lực trong công tác đấu thầu còn hạn chế. Chính vì vậy, với thương hiệu, uy tín của Tổng Công ty như hiện nay thì đơn vị cần chú trọng tới việc nâng cao chất lượng lao động, tăng số lượng lao động có kỹ thuật tay nghề hơn nữa thì khi đó mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ các dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia.

Bảng 2.6. Cơ cấu lao động của Tổng Công ty XDGT 4

2013 2014 2015 Lao động Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Phân loại theo trình độ

1. Trình độ đại học, trên đại học 296 4,5 327 4,7 341 4,7

2. Trình độ cao đẳng 373 5,6 385 5,57 398 5,5

3. Trình độ trung cấp 204 3,1 212 3,07 250 3,4

4. Công nhân kỹ thuật 1.015 15,3 1.172 16,9 1.243 17,1

5. Lao động phổ thông 4.735 71,5 4.819 69,7 5.032 69,3

Phân loại theo hình thức

1. Lao động trực tiếp 4.770 72 4.805 69,5 4.921 67,7

2. Lao động gián tiếp 1.853 28 2.110 30,5 2.343 32,3

Tổng cộng 6.623 100 6.915 100 7.264 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động, Tổng Công ty XDGT 4)

Về công tác đãi ngộ: Một trong những ưu thế của Tổng Công ty XDGT 4 so với

đối thủ cạnh tranh đó chính là công tác đãi ngộ. Hiện nay, Tổng Công ty là một trong những đơn vị dẫn đầu về các chính sách đãi ngộ người lao động. Mức thu nhập bình quân của người lao động toàn Tổng Công ty đạt 7,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,8% so với năm 2014. Nhiều đơn vị có thu nhập cao, ổn định và trả lương kịp thời, một số đơn vị đạt bình quân trên 10 triệu đồng/người/ tháng (Trung tâm Dự án, Công ty 479, 499, 422, Chi nhánh Hà Nội, 412, 414, 484, 473…). Bên cạnh đó, Tổng công ty đã tổ chức xây dựng khu nhà ở tập trung cho các đơn vị tham gia thi công dự án đẹp, thoáng

mát, đủ diện tích và trang bị đầy đủ trang thiết bị tại nhà ở, nhà bếp theo quy định. Các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt đảm bảo hợp lý, vệ sinh môi trường sạch sẽ nên không để xảy ra dịch bệnh. 100% nhà ở công nhân được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy lọc nước, máy giặt quần áo cho công nhân, giá mắc quần áo bảo hộ lao động, giá để mũ, để giầy dép…Vì vậy, sức khỏe của người lao động luôn đảm bảo, quân số tham gia lao động trên công trường khá ổn định, góp phần thực hiện các dự án do Tổng công ty thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Chính sách đào tạo:

Trong tổng số công nhân kỹ thuật của Tổng Công ty thì số lao động có tay nghề bậc 5/7, 6/7 và 7/7 chiếm tỷ lệ thấp tương ứng 19%, 7,8% và 3,03%, đồng thời có đến 69,3% lao động phổ thông. Một số lao động có trình độ chuyên môn cao thì sau khi tiến hành cổ phần hóa đã tách ra hoạt động riêng. Vì vậy, trong những năm 2014 - 2015, Tổng Công ty đã tuyển thêm số lượng lao động khá lớn nhưng tay nghề của những lao động mới còn non trẻ chưa thực sự đảm bảo cho khối lượng công việc cũng như yêu cầu kỹ thuật cao thông qua những dự án lớn, trọng điểm như hiện nay, năng lực trong thương thuyết, kinh nghiệm hay trình độ đội ngũ cán bộ lập hỗ sơ dự thầu còn hạn chế. Đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với Tổng công ty để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng như hiện nay. Đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty cần xem xét lại công tác tuyển dụng cũng như thực hiện các chính sách đào tạo để nâng cao tay nghề của người lao động.

Về đội ngũ lãnh đạo của Tổng Công ty:

Việc tiến hành Cổ phần hóa từ tháng 6 năm 2014 đã cho thấy có sự thay đổi về thành viên trong Ban lãnh đạo của Công ty. Sau khi tiến hành cổ phần hóa thì về cơ bản đội ngũ lãnh đạo Tổng Công ty là những người có trình độ, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Ban lãnh đạo đã phối hợp, đoàn kết nhằm làm tốt nhiệm vụ của mình khi đưa doanh thu của Tổng Công ty đạt kết quả cao trong những năm vừa qua - đây là khoảng thời gian nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, số lượng cán bộ, quản lý của Tổng Công ty có trình độ đại học, trên đại học chuyên ngành kỹ thuật xây dựng còn khá khiêm tốn, chủ yếu tốt nghiệp các trường thuộc khối Kinh tế, quản trị kinh doanh. Trong môi trường làm việc năng động và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì trình độ chuyên môn cũng như khả năng quản lý cấp cao là rất cần thiết, vì thế công ty cần khuyến khích các cán bộ lãnh đạo và cán bộ thuộc diện quy hoạch lãnh đạo nâng cao trình độ thông qua các khóa học trong và ngoài nước như liên kết với Trường Đại học kiến trúc Hà nội, Trường Đại học Xây

dựng, Học viên Quân sự nhằm đào tạo các lớp Giám đốc điều hành, Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư có tay nghề cao, đồng thời Tổng Công ty cần tích cực hơn nữa việc cử cán bộ đi học tại các nước có ngành xây dựng phát triển mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc.... Với chính sách chú trọng chất lượng nguồn nhân lực thì trong tương lai đội ngũ lãnh đạo của Tổng Công ty sẽ được củng cố, đảm bảo cơ cấu phù hợp và hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và trở thành năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty xây dựng giao thông 4 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)