1.4.1.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và đe dọa có thể xuất hiện. Nó bao gồm tất cả các yếu tố, lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm được các xu hướng và xu hướng lớn đặc trưng cho môi trường hiện tại.
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thường bao gồm yếu tố sau: (1) các yếu tố kinh tế; (2) yếu tố chính trị - pháp luật; (3) yếu tố nhân khẩu; (4) yếu tố văn hóa – xã hội; (5) yếu tố tự nhiên; và (6) yếu tố công nghệ.
(1) Môi trường kinh tế
Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nền kinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp phải nghiên cứu môi trường kinh tế để nhận ra các thay đổi, khuynh hướng và hàm ý chiến lược của nó.
Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó. Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô đó là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.
(2) Môi trường chính trị và pháp luật
Là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới các quyết định của doanh nghiệp. Khi phân tích cần quan tâm đến các xu hướng hệ thống pháp luật tác động đến
doanh nghiệp ngày càng gia tăng, sự phát triển của các nhóm bảo vệ lợi ích công cộng. Môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật. Luật gồm có luật trong nước và luật quốc tế, các văn bản dưới luật cũng vậy, có những quy định do Chính phủ Việt Nam ban hành, có những quy định do các tổ chức quốc tế (WTO, TPP, AFTA, ASEAN) ban hành mà các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hội nhập và toàn cầu hoá phải tuân theo. Khi có sự ổn định của môi trường pháp lý cũng như sự ổn định chính trị sẽ là một nhân tố thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của pháp luật, dẫn đến suy yếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
(3) Môi trường nhân khẩu
Yếu tố nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô liên quan đến dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, cộng đồng các dân tộc, và phân phối thu nhập. Các đặc điểm nhân khẩu và xu hướng thay đổi của chúng đóng vai trò quan trọng trong công tác marketing, quảng cáo, và quản trị nguồn lực con người.
(4) Môi trường văn hoá
Văn hoá là vấn đề khó nhận biết một cách chính xác, mặc dù nó vẫn tồn tại ở khắp mọi nơi và tác động thường xuyên đến các quyết định của doanh nghiệp. Cần nhận thức được những xu hướng thay đổi trong văn hoá đặc thù để nhận dạng được các cơ hội và đe doạ mới.
(5) Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất – kinh doanh, chúng có thể gây ảnh hưởng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phải quan tâm đến các cơ hội và đe dọa liên quan đến các xu hướng chính của biến đổi môi trường tự nhiên như: sự khan hiếm về các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu; mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng; chi phí về năng lượng ngày càng tăng; sự can thiệp của chính quyền trong quản lư các nguồn tài nguyên.
(6) Môi trường công nghệ - kỹ thuật
Các thay đổi công nghệ đã tác động lên nhiều bộ phận của xã hội. Các tác động này chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ và vật liệu mới. Sự thay đổi
công nghệ tạo ra cơ hội và đe dọa cho doanh nghiệp. Tác động quan trọng nhất của sự thay đổi công nghệ là nó có thể tác động lên chiều cao của rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành.
1.4.1.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô chứa động các yếu tố có tác động tương đối trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng. Phân tích môi trường vi mô sẽ chỉ ra được những nhân tố quyết định sự thành bại của công ty ở một vị thế chiến lược nào đó, giúp thấy rõ những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của các công ty trong ngành. Đồng thời, chỉ ra công ty phải cạnh tranh như thế nào, mục tiêu của công ty nên làm gì và cần có những chính sách nào để thực hiện mục tiêu đó.
Việc phân tích môi trường ngành được Michael Porter xây dựng thành mô hình 5 lực lượng cạnh tranh:
.
(Nguồn: Michael E Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh)
Hình 1.1. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Đối thủ cạnh tranh hiện tại: thông thường các nhà quản trị biết rõ đối thủ cạnh
tranh truyền thống của họ. Hầu như chắc chắn rằng các nhà quản trị doanh nghiệp
NHÀ CUNG CẤP ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM THAY THẾ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
Cuộc cạnh tranh giữa Các đối thủ hiện tại
Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc
Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế Quyền lực thương lượng của nhà nước cung ứng Quyền lực thương lượng của người mua
thường làm việc vì các đối thủ cạnh tranh chính của họ và ngược lại. Tính chất và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc.
Tốc độ tăng trưởng của ngành.
Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao.
Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi.
Ngành có năng lực dư thừa.
Tính đa dạng của ngành.
Sự tham gia vào ngành cao.
Các rào cản rút lui.
Nhóm chiến lược
Mối quan hệ giữa rào cản gia nhập và rào cản rút lui.
Sức mạnh của khách hàng: khách hàng là một phần của doanh nghiệp bao gồm
người tiêu dùng, các nhà phân phối, người mua hàng cho các tổ chức. Các doanh nghiệp muốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh phải hướng những nổ lực của hoạt động marketing vào khách hàng, thu hút sự chú ý, kích thích sự quan tâm, thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng đên sản phẩm và dịch vụ của mình. Nếu khách hàng trung thành với doanh nghiệp xuất phát từ sự thoả mãn nhu cầu của họ bởi doanh nghiệp, khách hàng sẽ mang đến cơ hội cho doanh nghiệp, ngược lại khách hàng có thể tạo ra đe doạ buộc doanh nghiệp giảm giá và cải thiện dịch vụ. Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau:
Khi số lượng người mua là nhỏ.
Khi người mua mua một lượng lớn sản phẩm và tập trung.
Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán.
Các sản phẩm không có tính khác biệt và là sản phẩm cơ bản.
Khách hàng đe doạ hội nhập về phía sau.
Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua.
Áp lực từ nhà cung cấp: nguồn cung cấp, khả năng thương lượng của nhà cung cấp. Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các bộ phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua – bên cung cấp giữa các ngành sản xuất và các hãng cung cấp các nguyên liệu thô để chế tạo sản phẩm. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành.
Nguy cơ thay thế: Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề
cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm càng có độ co giãn cao (có nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản phẩm cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm) vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định. Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế này thường đến từ các sản phẩm bên ngoài ngành.
Đối thủ tiềm ẩn: Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh
tranh trong vùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành. Về mọi phương diện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chưa bằng các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, họ có hai điểm mà các doanh nghiệp hiện tại cần phải lưu ý là: có thể biết được điểm yếu của đối thủ hiện tại; và có tiềm lực tài chính, công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm mới. Trong nhiều trường hợp sản phẩm mới có thể đe doạ đến sự tồn tại của các sản phẩm hiện có.