Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty xây dựng giao thông 4 (Trang 45 - 52)

2.3.1.1. Nhân tố về Kinh tế

Kinh tế giai đoạn 2013 - 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 tính tăng 6,68% so với năm 2014, Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2012 cho thấy nền kinh tế phục hồi.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị tính: %

Tốc độ tăng so với năm trước Khu vực

2013 2014 2015

Đóng góp của khu vực vào tăng trưởng

(năm 2015)

Tổng số 5,42 5,98 6,68 6,68

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,63 3,44 2,41 0,40

Công nghiệp và xây dựng 5,08 6,42 9,64 3,20

Dịch vụ 6,72 6,16 6,33 2,43

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sp 6,42 7,93 5,54 0,65

Qua bảng cho thấy, trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm 2014, đóng góp 3,2 %. Như vậy đóng góp của ngành Công nghiệp và Xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Có được thành tựu nói trên là do ngành xây dựng trong những năm gần đây gặp một số yếu tố thuận lợi như Chính sách lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm đã giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận được vốn vay, giá vật liệu xây dựng tiếp tục ổn định cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án, công trình. Nhiều dự án phát triển nhà ở được hoàn thành và bàn giao trong năm cùng với hoạt động xây dựng nhà ở trong dân tăng khá cao đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng còn gặp một số khó khăn trong công tác quy hoạch, năng lực quản lý và công tác giải phóng mặt bằng ...

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 974,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 82,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,4%; khu vực ngoài Nhà nước 830,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 85,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 61,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,4%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 374,2 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 156,7 nghìn tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 318,2 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 125,3 nghìn tỷ đồng.

Về mức lãi suất, có thể thấy rủi ro lãi suất xảy ra khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn vay từ ngân hàng dẫn đến chi phí đi vay tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 là một trong những đơn vị có tỷ lệ vốn vay rất lớn, chính vì vậy sự biến động không ngừng với nhiều những chính sách được ban hành như hiện nay mức lãi suất tăng (7,5%/năm) so với các năm trước đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Ngoài ra, trong các nhân tố kinh tế thì yếu tố tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty, đặc biệt là những công ty có tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu lớn. Trong những năm gần đây, do trúng thầu những dự án mang tầm quốc gia nên Tổng Công ty thường xuyên nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hàng hóa từ nước ngoài với giá trị lớn. Vì vậy, mọi sự thay đổi, dù nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của

Công ty. Nếu không dự đoán được sự thay đổi của đồng ngoại tệ thì Công ty sẽ bị thiệt hại rất lớn. Chính vì vậy, đây là một chướng ngại lớn đối với Tổng công ty xây dựng giao thông 4.

2.3.1.2. Nhân tố chính trị và pháp luật

Việt Nam là một quốc gia ổn định chính trị cao, trong đó đa số người dân đều cảm nhận được sự an toàn và đảm bảo về thể chất. Điều này giúp cho Việt Nam có một số lợi thế so với các nước láng giềng trong khu vực, vốn phải tìm cách để đối phó với những vấn đề bạo động chính trị hay tội phạm ở mức độ cao. Công tác cải cách hành chính diễn ra có hiệu quả và được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ủng hộ. Các thủ tục về hải quan, thu thuế, thanh tra công ty đã được chú trọng và giảm bớt những nặng nề về thủ tục hành chính. Công tác pḥng chống tham nhũng được đẩy mạnh. Nghiên cứu các ảnh hưởng và tác động của yếu tố Chính phủ và chính trị sẽ giúp Tổng Công ty nhận ra được hành lang pháp lý và giới hạn cho phép quyền tự chủ trong hoạt động xây dựng của mình. Một điểm quan trọng đó là trong hoàn cảnh nhu cầu cơ sở hạ tầng tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh mà ngân sách cũng như nhà tài trợ có hạn, hợp tác công ty PPP có khả năng như một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay. Tuy mô hình này đã xuất hiện ở Việt Nam rất lâu nhưng hành lang pháp lý mới đây gần như hoàn thiện và đồng bộ hơn. Đặc biệt là sau khi Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày15/1/2011. Điều này đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước đang dồn vào mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP).

Nhìn chung Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên hệ thống pháp lý cũng đang dần hoàn thiện, chính sách thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy các văn bản pháp quy không tránh khỏi những bất cập và chồng chéo nhau, gây nên không ít khó khăn cho cả cơ quan hữu quan lẫn những cá nhân, tổ chức thực hiện.

Tổng Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp và chịu sự điều tiết của các văn bản pháp luật liên quan, do vậy những thay đổi về môi trường pháp luật sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty.

2.3.1.3. Nhân tố về Văn hóa - xã hội, điều kiện tự nhiên

Việt Nam đang trong tiến trình phát triển thành nước công nghiệp vào 2020, do đó đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới được hình thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở: đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…Các đô thị Việt Nam đang nỗ lực phát triển, nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại. Các khu công nghiệp, khu kinh tế đang được hình thành với quy mô sản xuất lớn, có tầm ảnh hưởng tới các địa phương. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hay xây dựng hệ thống cảng biển, sân bay đang được tăng cường nhờ các khoản đầu tư trong và ngoài nước. Trước những yêu cầu về đô thị hóa đã tạo ra cho Tổng Công ty nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay thì nguồn nhân lực của ngành xây dựng đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra. Thuận lợi đối với nguồn nhân lực cho ngành xây dựng nói chung và Tổng Công ty là một ngành đang được đánh giá là hấp dẫn, có thể sử dụng và thu hút nhiều nhân lực từ trình độ phổ thông đến kỹ sư, thạc sĩ… Bên cạnh những thuận lợi, nguồn nhân lực ngành cũng đang có nhiều khó khăn: Một là, đa số lực lượng lao động trong ngành xây dựng đến từ nông thôn, nên nhiều lao động chưa qua đào tạo bài bản, thậm chí chưa qua đào tạo, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chưa cao, thiếu chu đáo cẩn thận, dễ dàng bằng lòng với kết quả đạt được và cũng dễ bị sa ngã vào những tiêu cực, tệ nạn xã hội vốn đồng hành với nhiều công trường. Hai là, chế độ tiền lương chưa hợp lý. Tuy tiền lương đã áp dụng cơ chế thị trường nhưng nếu so sánh thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nước của công nhân xây dựng với các ngành nghề khai thác mỏ và điện thì tiền lương của công nhân xây dựng chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2, nên chưa có sức hút mạnh đối với người lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân có tay nghề cao. Ba là, công tác đào tạo nguồn nhân lực ban đầu cũng như đào tạo liên tục không theo kịp yêu cầu của thị trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng. Các hoạt động đào tạo và dạy nghề hiện nay chưa phối hợp và gắn bó mật thiết với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, chưa hội nhập nhiều với quốc tế, chưa liên kết các cơ sở thành mạng lưới đào tạo và dạy nghề xây dựng có gắn với

thị trường xây dựng. Ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với lao động làm theo công trình. Như nhà ở chỉ được dựng tạm với ít tôn và cây. Môi trường ẩm thấp cùng với suốt ngày làm dưới trời nắng nên dễ dàng sinh bệnh tật. Do đó, để bền vững với nghề này đòi hỏi mỗi người phải có sức khỏe thật tốt, kiên trì với cái khó. Làm việc trong điều kiện mưa nắng, vất vả, nặng nhọc, không phải người lao động nào cũng muốn gắn bó với nghề xây dựng, cho dù mức thu nhập không quá thấp so với nhiều ngành nghề khác. Theo các chủ thầu xây dựng thì bình quân thu nhập của 1 người làm nghề xây dựng từ 150.000 - 170.000 đ/ngày, những thợ có tay nghề cao có thể được trả 250.000 đ/ngày. Thế nhưng hiện nay, nhiều công ty xây dựng đang rất thiếu nhân lực mặc dù các doanh nghiệp đều thực hiện trả lương khá cao.

Ngoài ra, với sự gia tăng của dân số cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu nhà ở ngày càng cao đòi hỏi nhiều hơn nữa những công trình đồ sộ với kết cấu vững chắc và ngày càng hoàn thiện. Vì vậy, Ngành xây dựng nói chung và bản thân Tổng Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 4 cần phải tìm tòi cái mới, áp dụng khoa học công nghệ, các sáng chế khoa học để chất lượng công trình ngày càng phát triển và hoàn hảo.

2.3.1.4. Nhân tố về Kỹ thuật - Công nghệ

Trong những năm gần đây, với mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, bền vững, an toàn, thân thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kết nối với các quốc gia trong khu vực và quốc tế, Ngành Xây dựng đã và đang nỗ lực thực hiện kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án về bến cảng, sân bay với nhịp độ tăng trưởng nhanh chóng, đạt những thành tựu đáng ghi nhận. Để đạt những thành tựu này có vai trò đóng góp xứng đáng và hết sức quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN). Cụ thể, các nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; lựa chọn phát triển các công nghệ tiên tiến, phù hợp với điệu kiện Việt Nam áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng lao động, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững của ngành Xây dựng. Các doanh nghiệp đã sử dụng vật liệu liên kết cường độ cao cho mặt đường bền vững;

nghiên cứu ứng dụng phương pháp thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo SuperPave tại Việt Nam; công nghệ cào bóc tái chế nóng bê tông nhựa tại trạm trộn; chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng BIM trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Phần Lan; cách tiếp cận để hướng tới sự bền vững trong quản lý giao thông ....

Như vậy, có thể khẳng định rằng có khoa học công nghệ mới chúng ta sẽ bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của thế giới về kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các hoạt động thông tin phục vụ cho công tác tư vấn, chuyển giao công nghệ rất cần thiết cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí và rủi ro trong các hoạt động giao dịch mua - bán công nghệ. Nhằm hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp trong quá trình mua - bán chuyển giao công nghệ, trang bị các công nghệ, thiết bị mới hiện đại hoá sản xuất, cung cấp thông tin về các thiết bị công nghệ, cung cấp thông tin về các thiết bị công nghệ mà doanh nghiệp cần tìm mua, các thông tin cho phép doanh nghiệp có thể so sánh, đối chiếu giữa tính toán trên các dự án và thực tế giá cả thị trường, từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể ra quyết định phù hợp trong việc đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị.

2.3.2. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Sự tác động của các yếu tố bên ngoài ở tầm vĩ mô đến hoạt động của Tổng Công ty đã được thể hiện qua quá trình phân tích. Từ đó tác giả xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài EFE để đánh giá sự tác động và mức độ phản ứng của Tổng Công ty trước các yếu tố đó.

Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố được xác định qua việc lấy ý kiến các cán bộ chủ chốt của Tổng Công ty và các đơn vị liên kết, các công ty con như đã thực hiện trong ma trận EFE.

Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định đến hoạt động của Tổng Công ty nhằm xác định mức phản ứng của Tổng Công ty với các yếu tố đó, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2,5 là phản ứng trung bình, dưới 2 là phản ứng thấp.

Sau cùng, nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm quan trọng của yếu tố đó, rồi cộng tất cả số điểm quan trọng ấy để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của Tổng Công ty.

Bảng 2.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài Mức độ

quan trọng

Phân loại

Số điểm quan trọng

1. Tình hình chính trị - xã hội Việt Nam ổn định 0,1 2,9 0,29

2. Mức lãi suất tăng 0,092 2,2 0,202

3. Kiềm chế được yếu tố về lạm phát 0,103 2,6 0,268

4. Chính sách của Chính phủ thúc đẩy đầu tư xây dựng hệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty xây dựng giao thông 4 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)