1.5.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng
của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty. Để xây dựng được ma trận này cần thực hiện 05 bước sau:
Bước 1: Lập một danh mục từ 10-20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà công ty cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của công ty trong lĩnh vực kinh doanh.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3:Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố
Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
Đánh giá:Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có
trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1
Nếu tổng số điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ.
Nếu tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội và
nguy cơ
Nếu tổng số điểm là 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và
nguy cơ.
1.5.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Qua đó nó cho nhà quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục. Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:
Bước 1: Lập một danh sách các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. (thông thường khoảng 10 đến 20 yếu tố).
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1,0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh
hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố (có thể định khoảng điểm rộng hơn), trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố.
Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
Đánh giá: So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.
Bảng 1.1. Mô tả Ma trận hình ảnh cạnh tranh Công ty mẫu Công ty cạnh
tranh 1 Công ty cạnh tranh 2 Các yếu tố Mức quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Yếu tố 1 Yếu tố 2 … Yếu tố n Tổng số điểm:
(Nguồn: Michael E Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh)
1.5.3. Ma trận yếu tố bên trong (IFE)
Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ, nhà quản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu. Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đã điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu này. Để hình thành một ma trận IEF cần thực hiện 5 bước như sau:
Bước 1: Lập danh mục từ 10-20 yếu tố , bao gồm những diểm mạnh, yếu cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố.
Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm ma trận
Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ diểm 1 đến diểm 4, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận.
Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm công ty yếu về những yếu tố bên trong.
Nếu tổng số điểm trên 2,5 điểm công ty mạnh về các yếu tố bên trong.
Bảng 1.2. Mô tả ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của doanh nghiệp Trọng số (0,0) đến (1,0) Xếp hạng (1,0) đến (4,0) Điểm yếu tố Các yếu tố A B K = A * B 1. Yếu tố 1 a1 b1 k1 = a1 * b1 2. Yếu tố 2 a2 b2 k2 = a2 * b2 …….. …….. …….. …….. n. Yếu tố n an bn kn = an * bn Tổng điểm 1,0 - T = ∑ki (i = 1→ n)
(Nguồn: Michael E Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh)
Kết luận Chương 1
Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt cùng với sự xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh do đó doanh nghiệp muốn thành công lâu dài, ổn định và phát triển vững chắc nhất định phải có năng lực cạnh tranh. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng ta cần phải phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như nội bộ của doanh nghiệp để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó.
Trong nội dung của chương 1 của bài luận văn, tác giả đã hệ thống lại toàn bộ những kiến thức chung về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG GIAO THÔNG 4
2.1. Tổng quan về Tổng Công ty xây dựng giao thông 4 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên tiếng Anh:
Civil Engineering Construction Corporation No. 4 -Joint Stock Company
Tên viết tắt: Cienco 4
Địa chỉ: Tầng 10-11, Tòa nhà ICON4, số 243A đường Đê La Thành, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
E-mail: info@cienco4.vn
Web:www.cienco4.vn; www.cienco4.com; www.tint uccienco4.vn
Tiền thân của công ty là Cục Công trình trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được thành năm 1962. Sau nhiều lần đổi tên, vào năm 1995 Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 được thành lập theo Quyết định số 4985/QĐ-BGTVT. Ngày 25/06/2010 Bộ giao thông vận tải ra Quyết định chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 thành Công ty TNHH MTV.
Trong hơn 53 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty xây dựng giao thông 4 (Cienco 4) đã chủ động đề ra những chiến lược hoạt động và có nhiều thành tích xuất sắc, được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. Công ty đã thực hiện thí điểm môi trường lao động kiểu mẫu nhằm tạo sự chuyển biến trong cách thức làm việc và thi đua tiến tới hoạt động chuyên nghiệp. Trong năm 2014, Cienco4 đã đạt được giá trị sản lượng trên 16 ngàn tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2013. Cienco4 đã để lại nhiều dấu ấn tại các công trình như: Dự án nâng cấp QL1A đoạn Nghi Sơn – Cầu Giát, Nam cầu Bến Thủy – Tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh, đường nối sân bay Nội Bài – cầu Nhật Tân…Qua đó, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP được Bộ GTVT đánh giá cao trong nhiều công trình "ứng cứu", là quả đấm thép của ngành GTVT. Đặc biệt, trong năm 2014, Cienco4 một trong những đơn vị của ngành GTVT thực hiện hiệu quả chủ trương cổ phần hóa thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Bên cạnh đó, Tổng công ty với đội ngũ cán bộ công nhân viên được tôi luyện trong chiến đấu và trong xây dựng kinh tế, với ý chí vươn lên mạnh mẽ, không ngừng đổi mới tổ chức quản lý, đầu tư thiết bị công nghệ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm đời sống ổn định cho người lao động, coi trọng lợi ích của khách hàng và các đối tác, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, phát triển Tổng công ty bền vững. Từ năm 2000 đến 2015 Tổng công ty liên tục là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Ngành Giao thông vận tải, được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý, năm 2008 Tổng công ty được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, năm 2013 Tổng công ty được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
(nguồn: http://www.cienco4.vn/)
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: http://www.cienco4.vn/)
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Tổng Công ty quy định;
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan
quản lý Tổng Công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng Công ty ðể quyết ðịnh mọi vấn ðề liên quan ðến quyền lợi của Tổng Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Tổng Công ty thông qua Ban Điều hành;
Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu sự quản lý
trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Tổng Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quy trình, quy chế quản trị nội bộ Tổng Công ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp pháp về Báo cáo tài chính Tổng Công ty;
Ban Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị quyết định và bổ nhiệm. Ban Tổng
Giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động của Tổng Công ty trên cơ sở Điều lệ và các Nghị quyết của Hội đồng quản trị;
Các phòng ban chức năng: Các phòng ban chức năng có chức năng, nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty theo chức năng được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty qui định;
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chức năng;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các Chi nhánh trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Tổ chức hoạt động kinh doanh các lĩnh vực được phân công;
2.2.3. Lĩnh vực kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2900324850 do Sở Kế hoạch – Đầu tư Tp Hà Nội cấp thay đổi lần 3 ngày 02 tháng 6 năm 2014, ngành nghề chính của Cienco 4 gồm:
-Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước;
-Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi - nông - lâm nghiệp;
-Xây dựng các công trình hạ tầng cấp thoát nước, san lấp nền, điện chiếu sáng;
-Xây dựng công trình điện, thông tin liên lạc;
-Đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, các công trình hạ tầng khác theo
phương thức B.O.T hoặc B.T;
-Đầu tư bất động sản: khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng, khách sạn - nhà
hàng, khu du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng rừng.
-Khảo sát, thiết kế công trình giao thông, dân dụng, điện, công nghiệp, thuỷ lợi -
nông - lâm nghiệp và công trình hạ tầng;
-Tư vấn đầu tư và xây dựng công trình giao thông, dân dụng, điện, công nghiệp,
thuỷ lợi - nông - lâm nghiệp và công trình hạ tầng;
-Kinh doanh bất động sản: nhà ở, văn phòng, khách sạn - nhà hàng, du lịch;
- Đầu tư xây dựng - kinh doanh dịch vụ khu vui chơi giải trí;
- Sản xuất và kinh doanh phân hữu cơ sinh học, bao bì tự hủy; Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất phân hữu cơ sinh học và sản xuất bao bì tự hủy;
- Tổ chức đào tạo và liên kết dạy nghề hướng nghiệp chuyên ngành GTVT phục vụ cho TCT .... (Báo cáo tổng kết Tổng Công ty XDCTGT 4, 2015).
(Nguồn: Sưu tầm của tác giả)
2.2.4. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2013 - 2015 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 T T Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền % Số tiền % 1 Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ 4.648.180 6.817.683,8 6.184.938 -632.745,8 90,7 2.169.504 147 2 Tổng chi phí 4.577.763 6.702.862 6.076.931,1 -625.930,9 90,6 2.125.099 146,4 3 Lợi nhuận trước thuế 70.417 114.821,8 108.006,9 -6.814,9 94,1 44.404,8 163 4 Lợi nhuận sau thuế 57.570 93.005,7 90.054,7 -2.951 97 35.435,70 162
5 TNBQ/người/tháng 6,74 7,2 7,83 0,6 108,7 0,46 106,8
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Tổng Công ty XDGT 4)
Tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty xây dựng giao thông 4 được đóng góp từ các mảng: hoạt động xây lắp, thu phí BOT, kinh doanh điện và các hoạt động về thương mại. Trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty tăng trưởng khá tốt, nhất là năm 2014, đạt 6.817,7 tỷ tăng 47% so với năm 2013 do trong những năm này, Công ty đã thực hiện xong khá nhiều hợp đồng lớn như đường kết nối Nội Bài – Nhật Tân: 251 tỷ; Cầu Nguyễn Tri Phương: 263 tỷ; Gói thầu vành đai 3: 747 tỷ; .... Sự tăng trưởng này được ghi nhận từ việc tăng doanh thu của lĩnh vực xây lắp là chủ yếu. Tuy nhiên, trong năm 2015, doanh thu của công ty tuy tăng hơn năm 2013 với số lượng khá lớn nhưng có sự giảm sút hơn so với năm 2014 (đạt 90,7% so với năm 2014). Nguyên nhân là do một số công trình, dự án có giá trị lớn tuy đã thi công nhưng chưa được thanh toán.