Từ những yêu cầu về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty đã tập trung đổi mới phương thức quản lý, nhanh chóng ứng dựng công nghệ và kỹ thuật xây dựng tiên tiến hiện đại. Hiệu quả của công tác đầu tư thiết bị công nghệ đã thúc đẩy tăng năng suất lao động của Tổng công ty (danh mục máy móc thiết bị được thể hiện rõ tại Phụ lục 1); năng lực thi công được nâng lên với trình độ của khu vực, đảm bảo thi công đúng tiến độ, chất lượng, mỹ thuật các dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, có giá trị lớn.
Đặc biệt, trong năm 2015, Tổng công ty cổ phần xây dựng giao thông công trình 4 để giải quyết dứt điểm tình trạng hằn lún vệt bánh xe trên tuyến tránh Vinh, Tổng Công ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị máy cào bóc tái chế nguội mặt đường bê tông nhựa W2500S, xe rải xi măng định lượng tự động, xe cấp nhựa kết nối trực tiếp với máy cào bóc, xe cấp nước kết nối trực tiếp với máy cào cùng với các thiết bị hỗ trợ như: Lu chân cừu 20-35 tấn, lu rung 12-30 tấn,… để cào bóc những đoạn mặt đường bị hư hỏng, tái sinh và tăng cường độ mặt đường lớp bê tông nhựa. Đây là dây chuyền xử lý bê tông nhựa mặt đường tiên tiến nhất lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Công nghệ cào bóc tái chế nguội sử dụng phần vật liệu trong kết cấu áo đường bị hư hỏng được cào bóc từ 16-22cm, trộn với chất gia cố gồm nhựa đường và xi măng. Kết cấu và tỷ lệ hàm lượng chất gia cố sẽ căn cứ trên chỉ số thực tế phù hợp với từng đoạn trên tuyến và được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống điện tử. Tiếp đến, thiết bị chuyên dụng sẽ hoàn trả phần hỗn hợp này, lu lèn hoàn thiện móng kết cấu áo đường. Sau công đoạn cào bóc tái sinh sẽ tiến hành thi công lớp phủ bằng bê tông nhựa polymer dày 5cm. Bằng việc áp dụng công nghệ này, trong thời gian ngắ, toàn bộ mặt đường bị hằn lún của dự án tuyến tránh Vinh đã được khắc phục xong với tổng diện tích 40.000 m2 mặt đường bị hư hỏng. Tất cả chi phí sửa chữa trong thời gian bảo hành tại hai công trình này đều do nhà đầu tư và các đơn vị thi công chịu trách nhiệm. Qua thời gian khai thác và diễn biến thực tế hiện trường đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt và tính ưu việt của dây chuyền này trong công tác xử lý hằn lún, cường độ mặt đường được nâng cao từ 140-160Mpa lên 260-300Mpa. Đặc biệt, công nghệ này tận dụng được toàn bộ phần vật liệu cũ nên tiết kiệm chi phí về giá thành. Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ tái chế nguội mặt đường bê tông nhựa rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo phương tiện lưu thông ngay trong ngày trên những đoạn vừa sửa chữa.
Tiếp nối thành công về công nghệ xử lý bê tông nhựa được áp dụng tại tuyến tránh Vinh, mới đây, Tổng Công ty tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền cào bóc tái chế nguội trị giá 35 tỷ đồng để xử lý dứt điểm hằn lún tại dự án mở rộng QL1 đoạn Nam Bến Thủy - tránh TP Hŕ Tĩnh. Đồng thời, Tổng Công ty tiến hŕnh mua sắm các thiết bị đồng bộ cho phòng thí nghiệm để phục vụ công nghệ tái sinh nguội tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng. Ngoài ra trong năm 2014, Tổng Công ty cũng đã áp dụng Công nghệ Cố kết chân không khá hiệu quả và tiết kiệm được 55% chi phí khi tham gia xây dựng tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Phương pháp này thay vì gia tăng ứng suất trong khối đất bằng cách tăng ứng suất tổng theo phương pháp chất tải thông thường. Phương pháp Cố kết chân không tạo ra tải trọng nén trước bằng cách giảm áp lực nước trong lỗ rỗng nhưng vẫn giữ nguyên ứng suất tổng thể. Việc tiết kiệm chi phí cũng như giảm bớt nhân lực và đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình trong xây dựng là một trong những khâu quan trọng và tiên quyết để có một công trình hoàn chỉnh. Do đó, việc ứng dụng những công nghệ mới trong xây dựng của Tổng Công ty đang được ban lãnh đạo quan tâm phát triển.