Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty xây dựng giao thông 4 (Trang 52 - 57)

2.3.3.1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh:

Trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu xây dựng nước ta ngày càng nhiều, nhất là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Thị trường xây dựng phụ thuộc nhiều vào kế hoạch đầu tư, khối lượng và tiến độ thi công các công trình, trong khi đó số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này ngày càng nhiều đem lại sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Cạnh tranh một mặt không thể tránh khỏi áp lực phải hạ giá thi công, doanh số và lợi nhuận, mặt khác lại đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có giải pháp hợp lý để tiếp cận thị trường, duy trì và gia tăng thị phần tiêu thụ nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo được chất lượng và tiến độ bàn giao thành phẩm.

Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng có một số công ty lớn như Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, công ty xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty 319, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, … và vài trăm công ty từ trung ương đến địa phương và hàng nghìn các công ty tư nhân. Do đó áp lực cạnh tranh từ các công ty hoạt động trong ngành lên Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 càng lớn. Tuy vậy, với kinh nghiệm hơn 50 năm trong ngành (Năm 1962), cùng uy tín trên thị trường và đặc thù xây dựng các công trình giao thông, Tổng Công ty đã tạo nên những ưu thế riêng: thương hiệu đã được biết đến rộng rãi trên thị trường, đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động, máy móc trang thiết bị đảm bảo cho nhu cầu những công trình lớn, khả năng ứng dụng KHCN trong sản xuất … Những ưu thế đó làm giảm áp lực cạnh tranh của các “ông lớn” hoạt động trong ngành lên Tổng Công ty.

Trong các đối thủ cạnh tranh có thể kể đến Tổng Công ty xây dựng giao thông công trình 1, Tổng Công ty xây dựng giao thông công trình 5. Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh chính có tầm quan trọng đến mức có thể cho phép Tổng Công ty xây dựng giao thông công trěnh 4 đề ra các thủ thuật đối đầu và cạnh tranh hiệu quả. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành xây dựng thông qua các tiêu chí: Quy mô, thị

trường cùng với lĩnh vực kinh doanh để từ đó giúp Tổng công ty nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, từ đó xác định đối sách của Tổng Công ty nhằm tạo được chỗ đứng vững chắc trong quy mô kinh doanh ngành.

Đặc điểm các đối thủ cạnh tranh của Tổng Công ty xây dựng giao thông 4:

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1(Cienco1)

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1-Công ty CP (CIENCO1) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, được thành lập năm 1964. Kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: Xây dựng các công trình giao thông; Xây dựng công nghiệp, dân dụng; Tư vấn đầu tư xây dựng; Khảo sát thiết kế; Giám sát thí nghiệm các công trình giao thông; Sản xuất vật liệu xây dựng; Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị giao thông vận tải, nhiên liệu; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị, dịch vụ du lịch; Đào tạo công nhân kỹ thuật; Xuất khẩu lao động.

Trải qua 52 năm phát triển (1964 – 2015) CIENCO1 đã xây dựng được lực lượng hùng hậu bao gồm: trên 40 đơn vị thành viên, một trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 3 chi nhánh trực thuộc (TP.HCM, Tây Nguyên, Campuchia) với hơn 9.000 cán bộ công nhân viên, trong đó công nhân kỹ thuật là 7.250 người, tốt nghiệp trung cấp là 350 người, tốt nghiệp đại học và trên đại học là 2.100 người, số người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ 32 người. CIENCO1 đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 10 Huân chương độc lập, 5 cá nhân Anh hùng lao động, 7 công trình được cấp Huy chương vàng về chất lượng. Nhiều công trình tiêu biểu do CIENCO1 thực hiện đã góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như: Cầu Rạch Miễu, Cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý,cầu Vĩnh Tuy, cảng xuất sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, cầu Giẽ - Ninh Bình, cầu đường sắt Phả Lại, dự án Vành Đai 3 – Hà Nội, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đường 78 Vương quốc Campuchia, ADB 11 – CHDCND Lào…

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế CIENCO1 đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chương trình của Chính phủ. Với mục tiêu chiến lược là một nhà thầu chuyên nghiệp hàng đầu của đất nước và khu vực, CIENCO1 sẽ liên tục không ngừng đổi mới về công nghệ, thiết bị, nâng cao trình độ quản lý, cải thiện điều kiện làm việc nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ sức khoẻ người lao động, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường Quốc tế.

Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5)

Tổng Công Ty XDCTGT 5 là một doanh nghiệp chuyên thi công xây dựng các công trình giao thông kết hợp cùng với việc đầu tư kinh doanh hạ tầng khu đô thị, kinh doanh Địa ốc và đầu tư kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT ... Trong năm qua Tổng Công ty XDCT GT 5 đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT, sự hỗ trợ của các địa phương, các Chủ đầu tư và sự nỗ lực của tập thể cán bộ và công nhân lao động trong toàn Tổng Công ty, chúng ta đã phấn đấu thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.Năm 201,5 Tổng công ty đảm nhận thi công trên 850 công trình với tổng giá trị hợp đồng (bao gồm cả HĐ chuyển tiếp) hơn 8 nghìn tỷ đồng, công tác triển khai thi công đã có nhiều chuyển biến tích cực một số dự án lớn đã hoàn thành, được Chủ đầu tư đánh giá cao, nổi bậc là: dự án đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Trung Lương, dự án cầu Thạnh Hội (Bình Dương), dự án đường Lê Văn Hiến (Đà Nẵng), đưa vào khai thác tuyến quốc lộ 1A (đoạn Hòa Cầm - Hòa Phước -Tp Đà Nẵng) theo hình thức BOT...

Hiện nay Cienco 5 có gần 5.700 cán bộ công nhân viên trong đó đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, lành nghề, giàu kinh nghiệm, luôn được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật các kiến thức mới nhất về quản lý kỹ thuật, công nghệ cùng các trang thiết bị hiện đại. Cienco 5 sẽ mạng lại cho khách hàng sự hài lòng với các công trình có chất lượng cao nhất, thời gian thi công nhanh nhất và giá cả hợp lư nhất.Tuy nhiên, Cienco 5 hiện nay hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đẫn đến không tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và lĩnh vực giao thông nên làm phân tán nguồn lực. Do đó thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm về quản lý và điều hành đầu tư, tổ chức đấu thầu, triển khai dự án, lập hồ sơ thanh quyết toán và thu hồi vốn dẫn đến dư nợ vượt mức cho phép. Bên cạnh đó tuy đã có bộ phận chuyên trách nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động xây dựng nhưng hoạt động và khả năng khai thác còn hạn chế.

2.3.3.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Tổng Công ty xây dựng giao thông 4 là một trong những đơn vị được đánh giá là “trùm thầu” số 1 trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, khi ghi dấu tại hầu hết các dự án tầm cỡ. Tổng Công ty thường nhận những công trình có giá trị lớn, quy mô cấp quốc gia. Tổng Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm quốc gia

lộ 1A đoàn thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Quốc lộ 1A đoàn Vinh - Đông Hà, Đông Hà - Huế, Cầu Tân Đệ, dự án R5 Quốc lộ 10 - Hải Phòng, cầu Bến Lức, cầu Đà Rằng, cầu Vĩnh Tuy, Thủy điện Đa khai, nâng cấp Quốc lộ 8A, Cao tốc Long thành – Dầu Giây, đường dẫn cầu Nhật Tân, tòa nhà Cienco - Nghệ An, thực hiện đầu tư theo hình thức BOT tuyến đường Thái Nguyên – Chợi Mới (Bắc Cạn) và nâng cấp, mở rộng QL3; thực hiện đầu tư xây dựng theo hình thức BOT công trình mở rộng QL1A đoạn Km368+400 (Nghi Sơn) – Km402+330 (Cầu Giát) . Hiện đang riển khai nhiều công trình giao thông trọng điểm của đất nước như: Dự án xây dựng đường ôtô Tân Vũ- Lạch Huyện, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; nâng cấp sân bay Pleiku, sân bay Thanh Hóa, hầm chui Trung Hòa, hầm chui Thanh Xuân… Các công trình, dự án

của Tổng công tyđược chủ đầu tư, khách hàng đánh giá cao về chất lượng và tiến độ

thi công công trình. Bên cạnh đó đặc điểm khách hàng của Tổng công ty thường tập trung, quy mô lớn như Các Bộ, các cơ quan chủ quản, địa phương được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình. Những công ty xây dựng trong nước có đủ năng lực cả về kinh nghiệm và tài chính để có thể đảm đương những công trình như vậy không nhiều. Nhưng khi Việt Nam ra nhập WTO, các công ty nước ngoài vào rất nhiều với trình độ khoa học công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại hơn, vốn nhiều hơn … Vì vậy, đối với Công ty thì sức ép từ phía khách hàng cũng là vấn đề đáng lo ngại. Mặt khác do đặc thù về sản phẩm của Công ty đa dạng. Cho nên, Công ty hiện đang chịu rất nhiều sức ép từ phía các khách hàng. Sức ép của các chủ đầu tư, chủ công trình có thể kể đến những điểm như: xu hướng hạ thấp giá giao thầu xây dựng công trình; xu hướng chiếm dụng vốn kinh doanh, Công tác thu hồi công nợ khách hàng còn chậm cũng là sức ép lớn đối với Tổng Công ty bởi nhiều khi công trình đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư vẫn không thanh lý hợp đồng đúng hạn làm ảnh hưởng tới uy tín và tạo gánh nặng lớn về các khoản lãi vay của Tổng Công ty.

2.3.3.3. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp cho Tổng Công ty là những cá nhân hay các đơn vị liên kết trong và ngoài nước cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty như các nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung cấp vật liệu xây dựng...

Trong những năm qua Cienco 4 đã liên kết với các nhà cung cấp, hãng sản xuất lớn trong và ngoài nước như Shell Bitumen, Vina Kyoei, Nghi Son Cement, thép Việt

- Nhật, Việt - Ý… để cung ứng cho Tổng công ty những vật tư, vật liệu đảm bảo chất lượng và tiến độ yêu cầu. Trong năm 2014 - 2015, các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Tam Điệp, Hoàng Mai, Hải Phòng… đã cung ứng cho Cienco 4 tổng lượng xi măng là trên 974 ngàn tấn. Tổng lượng thép các nhà máy Vina Kyoei, Việt – Nhật, Việt – Ý cung ứng là trên 102 ngàn tấn. Vấn đề quản lý chất lượng vật tư, vật liệu luôn được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khi xuất xưởng. Mặt hàng Bitumen là một trong những vật liệu đặc biệt và các nhà máy sản xuất tại Việt Nam chưa nhiều, Tổng công ty phải tổ chức nhập khẩu và giám sát quá trình nhập nhựa của hãng Shell (một trong những hãng sản xuất nhựa đường có uy tín) từ khâu sản xuất tại nhà máy đến vận chuyển và lưu giữ cũng như xuất hàng để đảm bảo đúng nguồn và chất lượng vật liệu. Những mặt hàng đặc chủng khác như: Neo, cáp dự ứng lực, khe co giãn, gối cầu… cũng được Tổng công ty nhập khẩu trực tiếp và quản lý đến tận chân công trình.

Để phát triển bền vững Tổng công ty đã liên doanh với Công ty Sumitomo Mutsui – Nhật Bản trong thi công các công trình lớn do JICA tài trợ. Qua đó, Sumitomo Mutsui đã giới thiệu cho Cienco 4 những nhà thầu nổi tiếng của Nhật Bản cung ứng các vật liệu phụ trợ thi công như: Công ty Vina – PS Mitsubishi chuyên cung cấp cọc ván bê tông; Công ty xây dựng Taiyu chuyên thi công thảm bê tông nhựa rỗng; Công ty KTB cung ứng cáp dự ứng lực; Công ty MO TECH cung cấp vật liệu khung vây; Công ty Thép Nippon và ống Sumikin Việt Nam cung cấp khung vây cọc ống thép… Đây là những doanh nghiệp có uy tín chuyên cung cấp các loại vật tư, vật liệu của Nhật Bản tại Việt Nam

Như vậy, có thể thấy Tổng Công ty đã kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu đầu vào, đặt chất lượng lên hàng đầu. Đối với việc mua nguyên vật liệu trong nước thì số lượng rất lớn, với giá cả của các sản phẩm, vật liệu xây dựng tương đối ổn định mặc dù nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Đây cũng là điểm khá thuận lợi đối với hoạt động của Tổng Công ty trong giai đoạn hiện nay. Để ổn định và chủ động trong các nguồn cung cấp, Công ty đã thiết lập hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho công ty trong tỉnh và một số địa phương.

Đối với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng ngoài nước hay đối với máy móc thiết bị hiện đại, đặc chủng thì Công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài như: Nga, Nhật, Đức, Đài Loan, Trung quốc, Hàn Quốc... Đây là những nhà cung cấp độc quyền máy móc thiết bị. Do vậy, Tổng Công ty chịu rất nhiều sức ép từ họ, họ thường xuyên nâng

giá cao hơn thị trường hoặc giao những nguyên liệu, máy móc thiết bị không đủ chất lượng, đã lạc hậu., tỷ giá không ổn định và do trình độ ngoại thương của cán bộ còn hạn chế cho nên trong hợp đồng nhập khẩu các điều kiện chưa được chặt chẽ, chưa có điều kiện ràng buộc nhà cung cấp vì vậy Tổng Công ty thường phải chịu thiệt thòi.

2.3.3.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thoả mãn nhu cầu tương tự của khách hàng nhưng nó lại có đặc trưng tương tự khác. Sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế thị trường, lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất khống chế. Tuy nhiên đối với lĩnh vực xây dựng công trình giao thông và ngành xây dựng nói chung thì các sản phẩm là các công trình xây dựng, hệ thống giao thông mang tính khá riêng biệt và hầu như ít có khả năng thay thế được. Chính vì vậy áp lực từ các sản phẩm thay thế với Công ty là rất ít. Có thể coi đây là một trong những thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Tuy nhiên, trong tương lai thì khả năng vận tải bằng giao thông đường bộ - vốn dĩ là khách hàng chủ lực của Tổng Công ty, sẽ chịu áp lực khá lớn từ những dòng vận tải bằng đường thủy, thậm chí là đường hàng không. Chính vì vậy, tuy hiện nay thì áp lực từ các sản phẩm thay thế với Tổng Công ty còn rất ít, nhưng khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu ngày càng nâng cao thì việc thay thế bằng những dịch vụ vận tải như đường thủy, hàng không là điều tất yếu xảy ra, Tổng Công ty cũng cần lưu ý để có những kế hoạch phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty xây dựng giao thông 4 (Trang 52 - 57)