Biện pháp 8 : Vận dụng tư duy quản lý sự thay đổi để quản lý tốt dạy học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ngày của HT các trường TH, hướng tới

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi trên ngày ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 88)

3.2 Đề xuất các biện pháp

3.2.8. Biện pháp 8 : Vận dụng tư duy quản lý sự thay đổi để quản lý tốt dạy học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ngày của HT các trường TH, hướng tới

mục tiêu chất lượng và hiệu quả:

Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới tư duy quản lí nhằm đưa nhà trường có tầm nhìn, sứ mạng và thương hiệu chất lượng giáo dục hiệu quả .

Nội dung của biện pháp

Thực hiện chủ đề năm học 2010 - 2011: Tiếp tục đổi mới công tác QL, nâng cao chất lượng GD. Nhằm đáp ứng với sự phát triển XH, mỗi HT phải thay đổi tư duy QL. Cần xác định cho trường mình một tầm nhìn, sứ mạng và hệ giỏ trị rừ ràng. Trong đú cần xỏc định rừ việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày là một trong những sứ mạng của nhà trường TH, nhưng phải làm thế nào để xây dựng hình ảnh về một nhà trường dạy 2 buổi với qui mô hợp lý, bố trí không gian học tập và sinh hoạt cho học sinh hài hòa với một chương trình DH hợp lý để nhà trường trở thành nơi hấp dẫn thu hút trẻ đến trường, là nơi được CMHS tin tưởng để gửi gắm con em mình, và tạo dựng môi trường học tập lành mạnh và chăm sóc để phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy của mỗi HS, là nơi mà các GV khao khát được cống hiến cho sự nghiệp GD.

Mỗi nhà trường, HT phải bắt đầu từ xác định tầm nhìn, sứ mạng và định hướng giá trị, chia sẻ chúng với cán bộ, GV, nhân viên. Đồng thời phải biết lựa chọn đúng những việc cần làm của trường mình theo yêu cầu dạy 2 buổi/ ngày để xây dựng những KH hành động cụ thể thực hiện những công việc đó.

Tổ chức thực hiện biện pháp

Có thể áp dụng qui trình quản lý sự thay đổi để triển khai QLDH 2 buổi/ngày:

Bước 1. Chuẩn bị cho “sự thay đổi” - chuẩn bị cho việc thực hiện dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày.

Ở bước này người HT cần làm cho mọi GV hiểu đúng mục đích, nội dung của việc DH buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày. Trước hết người HT phải nhận diện được mô hình dạy học buổi thứ hai của 2 buổi/ngày trong trường TH do yêu cầu của sự phát triển GD, của XH, dưới sự chỉ đạo của ngành và do chính sự

mong muốn nâng cao chất lượng GD của trường đặt ra. Tiếp theo đó cần chuẩn bị cho việc thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày.

- Chuẩn bị tâm thế cho bản thân và cho mọi thành viên trong trường khả năng để thực hiện việc dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày.

- Chuẩn bị về nhận thức CBQL, cho GV, HS về dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày và yêu cầu đổi mới QLDH.

- Chuẩn bị các điều kiện tối thiểu để triển khai dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày.

Bước 2: Lập kế hoạch cho “sự thay đổi” - kế hoạch triển khai dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày.

Phân tích bối cảnh nhà trường, tìm hiểu các căn cứ để thực hiện mô hình dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày.

Ở bước này HT cần tiến hành các công việc cơ bản sau:

- Thu thập đầy đủ thông tin về dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày.

Đó là những văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan (Bộ GD - ĐT , Sở GD - ĐT, Phòng GD - ĐT) về vấn đề này; các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình GDTH; các tài liệu hướng dẫn về dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/

ngày...

- Khẳng định yêu cầu tiếp tục thực hiện mô hình này trong nhà trường TH hiện nay theo chỉ đạo của Bộ GD - ĐT.

- Xác định những yêu cầu của XH đối với GDTH và những nhu cầu của chính các thành viên (GV, NV, HS) trong trường xem họ mong muốn như thế nào về trường của mình và về việc dạy học.

- Phân tích tình hình đội ngũ GV (chất lượng đội ngũ, nhận thức của họ về DH 2 buổi, thái độ của họ trước yêu cầu này)

- Nắm bắt tình hình HS (chất lượng, tính tích cực, tâm thế tham gia vào các hoạt động học tập...)

- Rà soát CSVC, thiết bị phục vụ dạy học, những điều kiện cơ bản để tiến hành dạy học 2 buổi, đã có những gì? Cần bổ sung những gì?...

- Tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của mọi người (kể cả HS và phụ huynh HS) một cách nghiêm túc và thấu hiểu để xác định nhu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Xác định mục tiêu cụ thể cho các bước chỉ đạo DH buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày ở từng trường và xác định trọng tâm của các mục tiêu.

Đề xuất mô hình DH buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày mới.

Nội dung DH buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày hiện nay vẫn còn sa vào tình trạng học tập là chính mà chưa thực sự đạt mục tiêu phát triển toàn diện cho HS như đã đề ra. Theo chúng tôi mô hình DH buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày cần tăng cường môn GD Thể chất. Nhà trường cần có chương trình, nội dung, CSVC để thực hiện lĩnh vực giáo dục này:

- Môn bơi: với đặc điểm lứa tuổi HS nghịch ngợm, khả năng phòng vệ bản thân còn yếu. Trước hết để HS biết phòng vệ bản thân khi gặp mưa lũ hoặc các tai nạn rủi ro về sông nước, xả thân cứu người dưới nước, vì vậy cần tạo điều kiện để HS được phát triển thể lực, rèn luyện sức khoẻ, yêu thích môn thể thao này.

- Môn bóng đá, đá cầu, cầu lông, bóng chuyền: Đây là các môn thể thao rất gần gũi, quen thuộc với các em. Cũng như thành lập đội tuyển HSG môn văn, toán, HS phải được ôn luyện học tập ngay từ nhỏ. Các môn thể thao cũng vậy, các em phải được học, hiểu luật và rèn luyện ngay trong chương trình phổ thông của nhà trường.

- Môn học theo năng khiếu: Đối với DH buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày, thiết nghĩ nên cho HS học tập theo năng khiếu. HS có năng khiếu khám phá máy tính, HS muốn học Tiếng Việt, HS có năng khiếu học giỏi toán, cũng như HS còn học yếu một số môn nên được ôn tập thành lớp theo khối đúng đối tượng.

- Môn học ngoài trời, tổ chức HS đi tham quan, leo núi, đi bộ trong rừng

… cũng nhằm phát triển toàn diện cho HS.

Bước 3: Tiến hành thực hiện dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày:

Trong quá trình triển khai thực hiện dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thường xuyên giao tiếp: Để thực hiện QLDH buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày hiệu quả có hai kỹ năng mà HT không thể bỏ qua là kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, trong đó kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân luôn được coi là quan trọng hơn. HT cần sử dụng mọi phương tiện giao tiếp để giải thớch cho mọi GV, nhõn viờn và HS biết hiểu rừ KHDH lớp 2 buổi/ngày. Cần sử dụng các phong cách giao tiếp đa dạng phù hợp, thực hiện giao tiếp phải có tính hai chiều...

Phát triển các hoạt động hỗ trợ: Trong triển khai thực hiện DH buổi thứ hai của lớp 2 buổi phải bao gồm các chương trình huấn luyện và hệ thống đào tạo.

Thực hiện những thay đổi ngắn hạn: Khi thực hiện DH buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày cần đánh dấu các điểm mốc. Đánh dấu những mốc thành công đạt được trong quá trình thực hiện để biết được tiến độ thực hiện công việc, giữ vững tinh thần làm việc của GV.

Để tổ chức thực hiện sự thay đổi người HT cần một số kĩ năng nhất định để QL các phản ứng đối với sự thay đổi và cần thiết phải tiến hành các biện pháp nhất định. Thông thường chỉ đạo dạy học người HT có thể sử dụng một số biện pháp thúc đẩy như sau:

- Động viên, khuyến khích tinh thần, vật chất hay kết hợp cả hai.

- Hướng dẫn, chỉ đạo sát sao, yêu cầu cụ thể đối với từng GV tham gia vào việc DH buổi thứ hai của lớp 2 buổi.

- Hướng dẫn HS cách học, tạo môi trường để HS tham gia các hoạt động tự tin, hăng hái...

- Cung cấp, hỗ trợ các điều kiện dạy học; xây dựng môi trường thân thiện, hợp tác và chia sẻ.

- Xây dựng các chỉ dẫn thực hiện dạy và học tích cực - Khen – Chê, Thưởng – Phạt kịp thời, công minh...

Việc lựa chọn biện pháp thích hợp luôn là vấn đề khó. Tuy nhiên biện pháp tối ưu là biện pháp phù hợp với khả năng chỉ đạo của hiệu trưởng và khả thi trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nhà trường; cần lưu ý tính “động”

trong khi lựa chọn các biện pháp tối ưu vì chữ tối ưu gắn với không gian, thời gian lựa chọn và tương thích với điều kiện, hoàn cảnh, nguồn lực.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và duy trì thực hiện dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày

Không có một “sự thay đổi” nào lại hoàn toàn kết thúc, vì những kết quả đó không thể tránh được là yêu cầu cho thay đổi sau. Tuy nhiên, ở một thời điểm thích hợp sẽ là thực tế tốt nếu tiến hành đánh giá các thành quả đạt được cho từng giai đoạn. Đổi mới thành công phải được nối tiếp bằng lề lối làm việc mới thay thế cho cái cũ, sự kiểm tra sáng suốt phù hợp với “cái mới” đã đạt được.

Việc triển khai dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày ở các trường TH của thành phố Uông Bí không phải mới bắt đầu, vì vậy việc QL của mỗi nhà trường sẽ không giống nhau, có trường phải bắt đầu từ việc củng cố hệ thống CSVC để tổ chức bán trú và dạy học lớp 2 buổi/ngày; có trường lại tập trung vào xây dựng đội ngũ để đáp ứng yêu cầu dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày; có trường cần vận động tuyên truyền trong cộng đồng, CMHS để họ nhận thức đúng về dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ ngày và tự giác hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức dạy học... Các HT có thể áp dụng

linh hoạt các bước nêu trên trong mỗi công việc cần thay đổi ở trường mình để cải thiện chất lượng tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.

Cần thực hiện đổi mới lãnh đạo quản lý để lãnh đạo quản lý sự thay đổi trong nhà trường. Khi thực hiện dạy 2 buổi/ ngày GV và cán bộ, nhân viên rất bận rộn, nếu việc tổ chức các cuộc họp không khoa học sẽ mất nhiều thời gian, gây tâm lý bức xúc trong cán bộ, GV, nhân viên. Vì vậy cần đổi mới hành chính hội họp, chuẩn bị nội dung các cuộc họp bằng văn bản giấy và qua đường mạng internet chuyển GV nghiên cứu trước 2 ngày, trang bị CSVC tổ chức họp trực tuyến đối với cấp phòng. Nơi có điều kiện có thể xây dựng hệ thống quản lý hành chính điện tử để cung cấp thông tin và trao đổi công việc, giảm bớt các cuộc họp không cần thiết để cán bộ, GV, nhân viên tập trung vào làm nhiệm vụ chuyên môn của mình. Làm việc nghiêm túc theo kế hoạch cụ thể, triển khai kịp thời tới toàn thể Cán bộ - Giáo viên- Nhân viên nhà trường theo từng tuần học.

Quản lý hồ sơ GV và hồ sơ nhà trường, quản lí điểm và các hoạt động nhà trường bằng công nghệ thông tin hiện đại, khoa học: GV gửi giáo án, bài dạy điện tử vào hòm thư QL chuyên môn của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi để HT kiểm tra, uốn nắn GV.

- Coi trọng mối quan hệ giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển xã hội và mục tiêu phát triển cộng đồng.

- Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế trí thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học và người dạy lựa chọn hình thức dạy học: xây dựng thư viện ngoài trời..

- Đánh giá kết quả học tập của HS công bằng, chính xác không mang bệnh thành tích, đánh giá thi đua cán bộ, GV mang tính tích cực khích lệ với mục đích GV tự nguyện, tự giác tâm huyết với nghề nghiệp, cống hiến năng lực chuyên môn cho sự nghiệp GD.

- Công khai tài chính, đảm bảo và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

- Tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra và đánh giá: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh TH theo các Quy chế đánh giá, xếp loại của Bộ GD - ĐT đã ban hành.

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo qui định.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi trên ngày ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w