Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng các qui định về nội dung dạy học buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày linh hoạt, hiệu quả

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi trên ngày ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 73)

3.2 Đề xuất các biện pháp

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng các qui định về nội dung dạy học buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày linh hoạt, hiệu quả

Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện đúng các quy định về nội dung DH nhằm giúp cho việc thực hiện quy chế chuyên môn và KHDH của GV đi vào nề nếp, đảm bảo về việc tổ chức DH nhẹ nhàng, tự nhiên phát huy tính tích cực, chủ động của HS nhằm đạt mục tiêu phát triển toàn diện cho HS.

Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào nội dung chương trình theo khung của Bộ GD - ĐT quy định theo Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với GDTH số: 7312/

BGDĐT - GDTH ban hành ngày 21/8/2010, buổi thứ hai tập trung vào các nội dung:

1- Thực hành kiến thức đã học và tổ chức HS tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương;

2- Giúp đỡ HS yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập;

3- Bồi dưỡng HS có năng khiếu môn Toán, môn Tiếng Việt, Tiếng Anh, Thể dục, Âm nhạc và Mĩ thuật;

4- Dạy học môn học tự chọn được quy định trong chương trình;

5-Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

6- Dạy tiếng dân tộc cho trẻ em dân tộc thiểu số.

Đối với những trường ở vùng khó khăn, việc tổ chức dạy học 2 buổi/

ngày không dạy thêm nội dung dạy học mới, chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho HS đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng qui định.

Lựa chọn nội dung chương trình dạy buổi 2 dựa trên khung chương trình của Bộ GD - ĐT quy định để phù hợp với từng địa phương, đối tượng nhận thức HS.

- Các môn học bắt buộc

- Các môn học năng khiếu: Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật - Các môn học tự chọn: Ngoại ngữ, Tin học

Tổ chức thực hiện biện pháp

Tổ chức cho GV tìm hiểu cụ thể về chương trình, TKB, nội dung DH buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày sao cho hiệu quả, đảm bảo theo khung chương trình hướng dẫn của Bộ GD - ĐT và nội dung dạy học phù hợp với đối tượng

HS, gắn liền kiến thức thực tế phát huy các môn năng khiếu, tự chọn nhằm giúp HS phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Tổ chuyên môn phân công GV tham khảo tài liệu, chọn lọc nội dung DH cụ thể phù hợp với điều kiện DH, không vượt quá “yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng" và nội dung đó phải được thông qua tổ chuyên môn.

Tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, dạy lồng ghép các nội dung Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Hoạt động tập thể thành hoạt động tổng hợp định hướng theo chủ đề, tăng cường các hình thức học theo nhóm như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể thao, Ngoại ngữ, Tin học…

Thống nhất thực hiện nội dung dạy học theo Hướng dẫn nhiệm vụ năm học đối với GDTH số 7312/BGDĐT - GDTH ban hành ngày 21/8/2010. Tuy nhiên cần bổ sung và cụ thể hóa chương trình phù hợp với từng vùng miền với mục tiêu: củng cố kèm cặp HS yếu, nâng cao kiến thức HS giỏi, phát triển toàn diện và cập nhật kiến thức thực tế hàng ngày.

Nội dung chương trình DH ở buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày cần chú ý về nội dung dạy các môn học Bồi dưỡng, Thực hành, các môn năng khiếu, môn Tự chọn. Cụ thể như sau:

- Môn Âm nhạc: Dạy HS làm quen với đàn, thực hành đàn (nếu trường có phòng âm nhạc riêng), GV cần chú trọng dạy HS thuộc các bài hát theo chủ đề trong năm phù hợp với lứa tuổi như: Chủ đề bài hát về nhà trường, thầy cô, đất nước, Đảng, Bác Hồ, mẹ, anh hùng, bài hát giáo dục truyền thống đoàn kết, tình yêu thương nhân ái ở lứa tuổi thiếu nhi. Nội dung dạy môn âm nhạc được đổi mới bằng các trò chơi âm nhạc, vận động múa phụ họa. Các nội dung này được phân rải trong các tiết học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày phù hợp theo từng tuần, từng tháng trong năm học.

- Môn Mĩ thuật: Ngoài nội dung củng cố kiến thức cơ bản ở buổi 1, nội dung dạy học mĩ thuật cần được học các tiết học ngoài trời, tham quan tìm hiểu danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa nghệ thuật ở địa phương và đất nước. Các em thực hành vẽ cảnh vật thiên nhiên xung quanh, các việc làm bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông, an toàn trường học, giữ gìn vệ sinh, ca ngợi cảnh đẹp làng quê đất nước. GV cần cho HS xem và thưởng thức nhiều các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ nổi tiếng và các họa sĩ nhỏ tuổi qua giáo án điện tử hoặc các tranh vẽ được sưu tầm lưu trữ tại thư viện nhà trường. Các nội dung dạy học môn Mĩ thuật cũng được bám sát theo chủ đề năm học và kỉ niệm những ngày lễ trong năm gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em.

- Môn Giáo dục thể chất: Văn kiện hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng khúa VIII đó nờu rừ : “ …Muốn xõy dựng đất nước giàu mạnh văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà còn phải có con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp các ngành trong đó có Giáo dục đào tạo, y tế và thể dục thể thao..” [ 7, tr.1]

Chính vì vậy nội dung môn giáo dục thể chất cần được cụ thể hóa, phù hợp thống nhất trong các nhà trường học hiện nay. Nội dung dạy gồm :

Ôn tập thể dục cơ bản

Tập thể dục nghệ thuật theo nhạc, bài hát

Tập thể dục thể thao: Dạy HS chơi và biết luật một số môn thể thao như cầu lông, bóng đá, chạy cự ly ngắn, bơi, đá cầu….(tùy thuộc vào điều kiện CSVC từng trường).

Tập thể dục vệ sinh: Rèn HS ý thức và hoạt động vệ sinh cá nhân , chế độ học tập nghỉ ngơi hợp lý.

Trò chơi: Trò chơi thể dục giúp thể lực của HS phát triển. Cùng với các trò chơi thể dục trong chương trình bắt buộc ở buổi thứ nhất, nội dung dạy giáo dục thể chất ở buổi thứ hai cần dạy HS chơi các trò chơi dân gian truyền thống, các trò chơi phát triển thể chất và tư duy, tác phong nhanh nhẹn thích ứng trong cuộc sống.

- Môn Toán, Tiếng Việt: Xây dựng nội dung dạy các môn Thực hành Toán, Tiếng Việt nhằm củng cố kiến thức cơ bản học buổi 1 và rèn học sinh đại trà nắm vững kiến thức. Nội dung Bồi dưỡng Toán, Tiếng Việt ở chương trình buổi thứ 2, tùy thuộc vào trình độ tiếp thu của từng lớp, từng trường, GV có thể đưa nội dung bồi dưỡng nhẹ nhàng, nâng cao kiến thức trong phạm vi chương trình quy định để dạy đối tượng HS giỏi phát triển năng khiếu.

- Môn Tin học, ngoại ngữ: Nội dung được dạy theo chương trình cụ thể của Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT quy định. Bồi dưỡng HS tham gia cuộc thi HS giỏi các môn học: Giải Toán qua mạng, Violympic môn Tiếng Anh, Tin học trẻ tuổi.

Có thể nói, nội dung chương trình DH buổi thứ nhất là chương trình SGK được thống nhất trong toàn quốc theo quy định của Bộ GD - ĐT. Nội dung chương trình DH buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày Bộ GD - ĐT chỉ đưa ra khung chương trình và nội dung chung, chưa cụ thể với từng môn học. Chính vì vậy mỗi nhà trường cần cụ thể hóa nội dung DH sao cho hiệu quả với mục tiêu nhằm phát triển toàn diện HS. Nội dung chương trình DH đảm bảo củng cố kiến thức đại trà và mở rộng kiến thức cơ bản gắn liền với cuộc sống thực tế xung quanh, rèn kĩ năng sống hàng ngày cho HS trong phạm vi nhận thức lứa tuổi và mang tính giáo dục cao với phương pháp và hình thức dạy học nhẹ nhàng, thân thiện, HS cảm thấy thoái mái yêu thích học tập, không căng thẳng chán nản.

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng và quản lý thực hiện tốt nề nếp dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi trên ngày ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w