3.2 Đề xuất các biện pháp
3.2.6 Biện pháp 6 : Chỉ đạo thực hiện tích cực đổi mới PPDH Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự khám phá kiến thức của HS, đồng thời yêu cầu GV luôn suy nghĩ tìm các phương pháp dạy học hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Nội dung của biện pháp
HT nhà trường phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về nhu cầu cần thiết của việc đổi mới PPDH và giỳp GV hiểu rừ: Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học.
Chỉ đạo DH phát huy tính tích cực của HS thông qua hàng loạt các tác động của GV là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ
phát huy được tính tích cực mà HS không còn bị thụ động. HS trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với người GV là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những HS tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Còn những HS học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ không còn bị động, bị nhồi nhét nữa.
Tổ chức thực hiện biện pháp
Để đổi mới PPDH được thành công thì phải xem xét đồng bộ các yếu tố:
Chương trình, điều kiện dạy học, vai trò người thầy, vai trò tổ nhóm chuyên môn và cách thức đánh giá GV.
Về chương trình: Chương trình dạy học buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày là chương trình mở được dựa trên khung chương trình của Bộ GD - ĐT quy định, từ đó chỉ đạo GV lựa chọn nội dung chương trình phù hợp với vùng miền và đối tượng nhận thức của HS, cùng với nhà trường xây dựng chương trình buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày sao cho cụ thể, phù hợp gắn liền với thực tiễn, rèn kĩ năng sống cho HS, nhằm phát triển toàn diện về nhân cách và tri thức đáp ứng nguồn nhân lực xã hội đòi hỏi.
Phát huy vai trò của tổ nhóm chuyên môn. Thành bại trong đổi mới PPDH diễn ra ở nhà trường, nên các nhà trường, tổ nhóm chuyên môn phải đầu tư thoả đáng cho đổi mới PPDH bằng những hành động thiết thực. HT nhà trưởng tổ chức cho GV học tập các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT thông qua các buổi họp và truy cập mạng công nghệ thông tin ở văn phòng nhà trường. Chỉ đạo GV tham gia học hè đầy đủ, tích cực theo chỉ đạo của phòng GD - ĐT. Tổ chức các chuyên đề cấp tổ, nhóm chuyên môn;
vận dụng đổi mới PPDH ở tất cả các môn học trong từng khối. Yêu cầu các tổ
chuyên môn có kế hoạch tổ chức hội thảo trao đổi về đổi mới PPDH, sau đó rút kinh nghiệm triển khai nhân rộng trong toàn trường. Hiện nay, công nghệ thông tin hiện đại góp phần tích cực đổi mới công tác soạn giảng và đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy học. Tuy nhiên chỉ đạo đổi mới công tác dạy học không có nghĩa là hoàn toàn sử dụng phương pháp, hình thức dạy học bằng công nghệ thông tin mà GV tiểu học vẫn phải tăng cường sử dụng trực quan bằng vật thật, phối hợp nhịp nhàng bảng đen và giáo án điện tử, lời giảng của GV sao cho HS vẫn được rèn kĩ năng kĩ xảo trong khi tiếp thu kiến thức. HT nhà trường cần khuyến cỏo cho GV thấy rừ rằng đổi mới PPDH không có nghĩa là hoàn toàn ứng dụng công nghệ thông tin; kiên quyết chống hiện tượng lạm dụng vào màn trình chiếu, thay giờ học rèn kĩ năng thực hành bằng một giờ xem tranh ảnh, phông chữ màu sắc trên màn chiếu dẫn đến HS thụ động thu nhận kiến thức.
Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về việc đổi mới PPDH trong trường trên cơ sở chỉ đạo hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Đồng thời tổ chức cho GV đi tham quan, truy cập mạng để học tập PPDH tích cực hiệu quả nhất.
Đặc biệt coi trọng tài nghệ của người thầy, khuyến khích tính chủ động sáng tạo của GV.
Để đổi mới PPDH được thành công thì tài nghệ của GV, lao động sư phạm của người thầy phải được đánh giá đúng.
Tài nghệ của GV trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo nhất. Nếu người GV khéo léo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS thì con người đang chịu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục, họ sẽ chịu trách nhiệm về sự phát triển của bản thân, xã
hội và lịch sử. Nhà trường cần động viên khen thưởng kịp thời những GV tích cực đổi mới PPDH, những sáng kiến kinh nghiệm áp dụng đổi mới PPDH.
3.2.7. Biện pháp 7: Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường,