Lựa chọn cán bộ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 36 - 38)

Phát hiện và lựa chọn cán bộ là công đoạn đầu tiên của toàn bộ công tác cán bộ. Ở điểm này, Hồ Chí Minh chú ý ở một số vấn đề đó là:

Lựa chọn cán bộ phải dựa trên cơ sở những tiêu chí về chất lượng, lấy những người có đức, có tài năng, cả người ở trong Đảng lẫn ngoài Đảng và cần tuân thủ các tiêu chí cơ bản như: “Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh; Những người liên lạc mất thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn chú ý đến lợi ích của quần chúng. Như thế thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ là người lãnh đạo của họ; Những người có thể phụ trách, giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn. Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải là người lãnh đạo. Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: Khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết,

31

gan góc không sợ khó khăn; Những người luôn giữ đúng kỷ luật. Đó là những khuôn khổ để lựa chọn cán bộ, chúng ta phải theo đúng”. Hồ Chí Minh dạy “trong các ngành hoạt động của chúng ta, nào chính trị, nào kinh tế, nào quân sự, văn hoá, không thiếu những người có năng lực, có sáng kiến. Nhưng vì cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng cho nên có những người như thế cũng bị dìm xuống, không được cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo”. Đó là cách sửa chữa về mặt nhận thức, quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với những người đảm nhận trọng trách tìm kiếm, phát hiện, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước. Muốn lựa chọn được ngày càng nhiều những người tài vào phục vụ Đảng, phục vụ đất nước thì Đảng, Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để họ phát triển, đồng thời phải tuyệt đối chống thói quan liêu, hách dịch, chủ nghĩa bè phái, cá nhân. Trong các tiêu chuẩn để đánh giá, lựa chọn cán bộ, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng của người được lựa chọn: "Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính".

Để lựa chọn được cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực việc đưa ra tiêu chí là rất cần thiết và quan trọng, nhưng một trong những yếu tố không thể thiếu được đó chính là phương pháp, cách thức lựa chọn cán bộ. Theo Hồ Chí Minh phương pháp tối ưu nhất để lựa chọn được cán bộ là lựa chọn từ trong quần chúng, thông qua các phong trào của quần chúng nhân dân để phát hiện, bồi dưỡng cán bộ. Đây là một cách làm hay, thiết thực, thể hiện rõ cách nhìn sâu xa của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Bởi nhẽ, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do dân dân và vì nhân dân. Quần chúng nhân dân là lực lượng xã hội to lớn, gồm nhiều thành phần, nhiều lĩnh vực nên người có tài, có đức chắc hẳn không thiếu, điều cốt yếu là Đảng, Nhà nước phải làm sao để phát hiện, lựa chọn và đào tạo trong số đông đảo những quần

32

chúng ưu tú ấy những người lãnh đạo chân chính. Hồ Chí Minh cho rằng những người cán bộ lãnh đạo được trưởng thành từ phong trào quần chúng họ có rất nhiều ưu điểm: họ là những con người thực tiễn nhất, sâu sát nhất, gắn bó và am hiểu quần chúng nhân dân nhất. Những người này tuy có thể làm việc chưa có hệ thống, chưa có khoa học nhưng nếu được đào tạo, bồi dưỡng họ sẽ sớm trưởng thành và trở thành những cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng, Chính phủ phải sâu sát với thực tiễn, kịp thời phát hiện cán bộ có đức, có tài.

Hồ Chí Minh còn cho rằng việc lựa chọn cán bộ cần phải được công khai hóa, luật pháp hóa, nhất là đối với cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước. Điều này sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước vừa đảm bảo được quyền dân chủ, tạo điều kiện để ai cũng có quyền thể hiện sự tâm huyết, trung thành của mình đối với Tổ quốc, ai cũng có cơ hội thể hiện năng lực, trình độ của bản thân. Công khai dân chủ còn hạn chế được bệnh ham dùng người trong gia đình, họ hàng, thích kẻ bợ đỡ nịnh hót, hợp tuổi, ghét người cương trực. Do đó sẽ xảy ra trường hợp thật giả chen chân, lắm kẻ thoái hóa, kéo theo uy tín của cán bộ.

Lựa chọn được cán bộ, thì Đảng, Nhà nước còn có trách nhiệm huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ để họ có đủ khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)