Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một xu hướng tất yếu của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, hội nhập. Thông qua việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã làm thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp), đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các trung tâm thương mại, các đô thị và khu công nghiệp,
57
điều này đã làm chuyển dịch cả cơ cấu lao động và gây ra những tác động khác nhau cho cấp uỷ, chính quyền các cấp trong công tác quản lý, điều hành nhà nước, trong việc ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là đối với những vùng nông thôn như Hà Tĩnh.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một mặt: đã góp phần cải thiện bộ mặt đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập, mức sống, kèm theo đó là tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thông tin, văn hóa,.v.v. cho người dân Hà Tĩnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nông thôn Hà Tĩnh theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Đó vừa là điều kiện thuận lợi để tập hợp lao động, giải quyết việc làm, thu hút đầu tư, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quản lý, sử dụng nguồn lao động tại chổ. Hà Tĩnh là một địa phương có nguồn nhân lực khá dồi dào…, người lao động ở Hà Tĩnh chịu thương, chịu khó, cần cù, sáng tạo và cơ bản được đào tạo. Nhưng do, là một tỉnh nông nghiệp, điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp và dịch vụ trong những năm trước đây còn gặp nhiều khó khăn; khí hậu và điều kiện sống tương đối khắc nghiệt... Đã dẫn đến tình trạng phần lớn con em Hà Tĩnh sau khi tốt nghiệp đã không trở về địa phương công tác mà tìm đến các thành phố, các khu công nghiệp lớn khác trong cả nước để làm ăn sinh sống. Bên cạnh đó tình trạng không ít lao động, nhất là lực lượng lao động thanh niên – nhóm lao động trẻ có năng lực, trí tuệ, nhạy bén với thời cuộc rời khỏi địa phươnng để mưu sinh, lập nghiệp.
Mặt khác, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, nên số thanh niên nông thôn Hà Tĩnh trở thành thanh niên đô thị tăng lên, số thanh niên ở vùng nông thôn di dân vào các khu đô thị tăng lên đáng kể gây nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và thu nhập không ổn định đang ngày càng có chiều hướng gia
58
tăng; các vấn đề bức xúc nổi lên trong thanh niên như: tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, trật tự đô thị, tập hợp thanh niên di dân tự do…
Ngược lại ở khu vực nông thôn, lao động ngành nông nghiệp đang thiếu người, đặc biệt là lao động trẻ, do vậy vấn đề tăng tỷ lệ thời gian lao động trong năm của thanh niên khu vực nông thôn cần được quan tâm. Bởi ngoài ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, đời sống xã hội thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động này cũng là một trong những yếu tố khó khăn đối với tổ chức hoạt động Đoàn của cấp cơ sở. Không có lao động trẻ cũng đồng nghĩa với không có lực lượng đoàn viên thanh niên để tham gia các hoạt động Đoàn.