Song song với các nội dung lựa chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ, Hồ Chí Minh còn quan tâm đến chính sách đối với cán bộ. Làm sao đối đãi cho đúng với mọi người? Đó là một vấn đề rất trọng yếu và là sự quan tâm, trăn trở của Hồ Chí Minh. Người yêu cầu phải có gan cất nhắc cán bộ. Người nói: cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Thực tế cho thấy trong quá trình công tác, quá trình làm việc hầu hết cán bộ, đảng viên đều không ngừng nỗ lực phấn đấu để vươn lên, đóng góp sức mình vì sự nghiệp cách mạng và tư tưởng của họ bên cạnh sự đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ thì bản thân mỗi người đều muốn được cơ quan, tổ chức ghi nhận, đánh giá và sắp xếp bố trí họ ở những vị trí xứng đáng. Tuy nhiên, việc cất nhắc, đề bạt cán bộ không phải cơ quan tổ chức nào, cán bộ lãnh đạo nào cũng làm tốt, cũng dám đề bạt những người có năng lực, có phẩm chất đảm nhận những công việc trong yếu, phù hợp với năng lực sở trường của họ, mà nhiều cán bộ dù có năng lực, có sở trường nhưng trong suốt một khoảng thời gian rất dài vẫn không được quan tâm, bố trí, sắp xếp công việc phù hợp, dẫn đến sức ỳ trong công việc rất cao. Chính vị thế, mỗi người cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của cơ quan, tổ chức cần quan tâm cất nhắc cán bộ. Phải dẹp bỏ những thành kiến, định kiến cá nhân, những tác động từ bên ngoài để chọn người giúp đỡ mình phù hợp. Hồ Chí Minh nói: “Nếu vì lòng yêu ghét. Vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, với đồng bào” [51,281]
Việc xem xét, cất nhắc cán bộ cần xem xét một cách toàn diện, không chỉ dừng lại ở mặt công tác của họ, mà phải xem xét một cách toàn diện, từ cách nói, cách viết, từ nếp sống, cung cách sinh hoạt hàng ngày. Xem họ có thực sự gương mẫu trong cuộc sống hay không? Phải biết ưu điểm của họ, mà cũng phải biết khuyết điểm của họ, không nên xem công việc của họ trong
46
một lúc mà phải xem công việc của họ trong cả một quá trình. Người nói “Đối với cán bộ, chẳng những phải xem xét rõ trước khi cất nhắc. Mà sau khi cất nhắc phải giúp đỡ họ, khuyên gắng họ, vun trồng lòng tự tin, tự trọng của họ”[51,282].
Cất nhắc cán bộ còn phải biết thương yêu, giúp đỡ cán bộ. Giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm. Thấy khuyết điểm thì chỉ để họ sửa, tạo niềm tin, bản lĩnh cho cán bộ đảm nhận công việc. Người nói: sửa đổi khuyết điểm, một phần cố nhiên là trách nhiệm của cán bộ đó. Nhưng một phần cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo.
Quan tâm đến cán bộ, theo Hồ Chí Minh cần phải tạo điều kiện cho cán bộ sinh sống đầy đủ mà làm việc. Khi họ đau ốm phải có thuốc thang. Tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn đề gia đình. Người nhắc lại lời của Khổng Tử “Dĩ thực vi tiên”, làm tốt công tác sinh hoạt, đời sống hàng ngày, giúp cán bộ công tác tốt hơn. Người nhiều lần nhắc nhở cán bộ tổ chức không được dùng cán bộ theo lối “vắt chanh bỏ vỏ”, mà phải chăm lo bồi dưỡng cán bộ cả về vật chất lẫn tinh thần, cả về trình độ chuyên môn và đạo đức và cả cuộc sống đời thường.
Tư tưởng của người đối với cán bộ và chính sách của cán bộ, càng giúp chúng ta nhận thấy rõ hơn tư tưởng, phong cách của một vị lãnh tụ thiên tài, một nhà nhân văn cao cả.