Công tác xây dựng cán bộ Đoàn theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 53 - 58)

Hồ Chí Minh cho rằng cán bộ Đoàn là cán bộ phong trào, cán bộ vận động vì vậy, người cán bộ làm công tác đoàn trước hết phải là thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng. Theo Người, mỗi người thanh niên trước hết cần phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Theo Người mỗi một thanh niên muốn trở thành một người thanh niên tiên tiến thì cần phải

48

có sự nỗ lực học tập không ngừng. Người nói: Thanh niên muốn làm người chủ trong lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra sức làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó. Thanh niên ta hiện nay cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật, cần phải học lý luận Mác-Lênin, kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày, học phải đi đôi với hành. Người khuyên thanh niên phải cố gắng học, học tập kỹ thuật và văn hóa, nếu không học tập văn hóa, không có trình độ văn hóa thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà, nhưng phải chú ý học tập chính trị vì nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.

Về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đoàn thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của đảng, là người phụ trách dắt dìu các cháu nhi đồng"[58, tr.65]. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, theo Người: Đoàn thanh niên cần phải thường xuyên củng cố tổ chức, nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc. Người nói: "Tổ chức của Đoàn phải rộng hơn Đảng". Phải được tổ chức một cách chặt chẽ từ Trung ương xuống các cơ sở. Đoàn muốn củng cố và phát triển thì phải liên hệ rộng rãi với các tầng lớp thanh niên, phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên. Đồng thời, mọi đoàn viên phải gương mẫu giữ vững đạo đức cách mạng (khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm, không mắc tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư tự lợi), phải xung phong trong mọi công tác, cố gắng học tập chính trị văn hóa, nghề nghiệp để lôi cuốn quần chúng và để trở thành người cán bộ tốt.

Để Đoàn phát triển mạnh, Người yêu cầu lãnh đạo Đoàn cần phải chống cách lãnh đạo chung chung mà phải đi sâu đi sát điều tra nghiên cứu, cần phải khuyến khích thu góp bổ sung và phổ biến rộng rãi những sáng kiến hay,

49

những kinh nghiệm tốt của quần chúng. Cần một chương trình hoạt động cụ thể thiết thực, lãnh đạo Đoàn phải đi sâu vào đời sống để hiểu rõ tâm lý của các tầng lớp thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề một cách cụ thể. Người luôn nhắc nhở Đoàn thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam: nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ mọi cách để gây một phong trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ. Muốn đạt mục đích đó, theo người mỗi thanh niên, nhất là mỗi cán bộ Đoàn cần:

a) Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)

b) Các việc đáng làm, thì khó mấy cũng quyết tâm làm cho bằng được. c) Ham làm những việc ích quốc lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú quý.

d) Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc.

đ) Quyết tâm làm gương về mọi mặt, siêng năng, tiết kiệm, trong sạch. g) Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc, nói ít, làm nhiều, thân ái đoàn kết. Như thế thì ai cũng yêu mến, kính phục thanh niên và phong trào thanh niên nhất định sẽ ăn sâu lan rộng.

Khi nói về chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn, của Hội liên hiệp Thanh niên, Hồ Chí Minh yêu cầu: mọi kế hoạch chương trình của Đoàn, của thanh niên phải sát thực, tránh mênh mông, hình thức, đọc nghe sướng tai nhưng lại không thực hiện được. Việc gì cũng phải thiết thực: nói được, làm được. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một chương trình to tát mà làm không được.

Để các tổ chức của thanh niên phát huy tốt vai trò, chức năng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến trách nhiệm của các cấp ủy đảng đối với Đoàn thanh niên, Người nhắc nhở các cấp ủy Đảng phải coi “xây dựng

50

Đoàn là bộ phận trọng yếu của xây dựng Đảng" và “Đảng cần phải giúp đỡ Đoàn thanh niên lao động phát triển tốt, đồng thời cần phải chọn những đồng chí đoàn viên đã kinh qua thử thách và đã đủ điều kiện đưa họ vào Đảng". Người luôn khách quan trong việc đánh giá thanh niên, người không đồng tình với những nhận thức không đúng, có phần phiến diện, chủ quan, hẹp hòi và thành kiến khi nhìn nhận đánh giá tuổi trẻ. Người luôn đặt thanh niên trong tư cách là một chủ thể đang phát triển và tiếp tục hoàn thiện. Vì thế, để nhìn nhận đánh giá thanh niên đúng phải có cái nhìn biện chứng, khách quan, gắn với tâm lý thanh niên và thời đại mà thanh niên đang sống. Do đó, Người nhắc nhở cán bộ và đảng viên lâu năm không nên có thái độ ích kỷ, gia trưởng đối với thế hệ trẻ, mà ngược lại cần đào tạo thanh niên cho họ làm việc hơn mình. Người nói: “Nếu thế hệ già hơn thế hệ trẻ thì không tốt, thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt". Nhân đây Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn “chăm lo dìu dắt thanh niên vì thanh niên chưa từng trải và thiếu kinh nghiệm". Người nghiêm khắc phê phán thái độ coi thường lớp trẻ, coi thanh niên là “bản sao" của bố, mẹ, ép buộc lớp trẻ vào trong khuôn mẫu của cha anh dần dần sự xa cách, không hiểu tâm lý, nguyện vọng khát khao của lớp trẻ. Trước khi đi xa, Người mong muốn toàn thể thanh niên ta đoàn kết "tay cầm cờ đỏ sao vàng", hăng hái tiến lên không ngừng để giúp sức xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đồng thời Người cũng căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta cần phải quan tâm chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ vì tương lai của đất nước. Người viết: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên".

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ Đoàn nói riêng là hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp

51

của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân. Tiếp cận và nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, cùng với những quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là cơ sở lý luận vững chắc cho phép chúng ta nghiên cứu, xây dựng những nội dung, giải pháp trong xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp nói chung, cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn Hà Tĩnh nói riêng.

52

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 53 - 58)