kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 6.055 km2, chiếm 1,8% diện tích cả nước, trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào với đường biên giới dài 143 km, có cửa khẩu Cầu Treo trên quốc lộ 8A, phía đông có bờ biển dài 137 km và vùng biển rộng lớn với cảng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương và nhiều bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành, Mũi Đao. Dân số gần 1,3 triệu người. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã, 262 xã, phường, thị trấn.
Hà Tĩnh là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và khu vực Đông nam Châu Á. Chạy dọc theo hướng Bắc - Nam là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và đường Hồ Chí Minh; có quốc lộ 8A đi sang nước Cộng hòa DCND Lào và các tỉnh vùng đông bắc Thái Lan qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Quốc lộ 12 từ Cảng Vũng Áng sang Lào qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng
59
Bình). Đây là hai tuyến giao thông nối hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua 13 tỉnh của bốn nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma.
Hà Tĩnh có ba vùng sinh thái là miền núi, trung du và đồng bằng ven biển; hệ thống sông ngòi dày đặc; trong lòng đất có nhiều loại khoáng sản với giá trị kinh tế cao như quặng titan, mangan, than đá, đá grannit, vàng, cát trắng, đá hoa cương…đặc biệt là quặng sắt ở Thạch Khê (Thạch Hà) với trữ lượng 544 triệu tấn.
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Hà Tĩnh là địa danh luôn được nhắc đến với những chiến công oanh liệt; là an toàn khu quan trọng. Trong các cuộc chiến tranh thời phong kiến, được xem là vùng “biên ải” của xứ đằng trong và đằng ngoài. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, là hậu phương lớn của miền Nam, tiền tuyến lớn của miền Bắc.
Hà Tĩnh là vùng đất có nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng, là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng. Nơi đây đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều danh nhân chí sỹ nổi tiếng, anh hùng hào kiệt, nhà cách mạng lỗi lạc như Đặng Tất, Đặng Dung; Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - Trần Phú; Tổng Bí thư Hà Huy Tập; Đại thi hào Nguyễn Du; con người tài ba, lỗi lạc Nguyễn Công Trứ; Người Đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng; Nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu…
Vào thời điểm tái lập tỉnh (9/1991), Hà Tĩnh đứng trước muôn vàn khó khăn. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội bất cập; thu ngân sách đạt 18 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 60%, tỷ lệ lao động thất nghiệp cao. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu vừa mất cân đối; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp.
Vượt qua khó khăn, sau hơn 20 năm tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã dành được những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực:
60
kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân trên 10%, riêng năm 2012 tăng 14%; thu ngân sách tăng dần qua các năm, năm 2010 đạt trên 1.500 tỷ đồng, năm 2011 đạt hơn 2.000 tỷ đồng, năm 2012 đạt 4.100 tỷ đồng, năm 2013 thu ngân sách đạt 5500 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Năm 2012 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 36,7%; nông, lâm, ngư nghiệp 32,2%, thương mại - dịch vụ 31,1%. Các công trình, dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh được triển khai cơ bản đảm bảo tiến độ, tạo nên những cú hích mạnh mẽ cho sự vươn dậy của một tỉnh nghèo.
Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch diễn ra sôi động; giáo dục - đào tạo là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khả quan. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo; chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Quan hệ hợp tác đối ngoại được mở rộng. Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị được quan tâm, chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên. Dân chủ trong Đảng, trong xã hội được phát huy. Nhân dân tin tưởng vào đường lối đổi mới của đất nước, các chủ trương, chính sách phát triển của tỉnh nhà.
Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng nhưng so với mặt bằng chung của cả nước, Hà Tĩnh vẫn là tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng yêu cầu; thu ngân sách thiếu bền vững, thu nhập bình quân đầu người còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động thất nghiệp còn lớn. Huy động nội lực trong nhân dân chưa tương xứng với tiềm năng. Trên địa bàn tuy chưa xảy ra các điểm nóng nhưng ở một số cơ sở vẫn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp. Chất lượng một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều bất cập, khả năng cụ thể hóa công việc, ý thức trách nhiệm chưa cao. Những vấn đề đó đã, đang đặt ra nhiều thách thức quan trọng
61
đòi hỏi, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh phải nỗ lực phấn đấu, tìm kiếm mọi nguồn lực đầu tư và nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh phát triển.