Huấn luyện cán bộ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 38 - 46)

Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc huấn luyện cán bộ. Người nói “Cán bộ là gốc của mọi công việc và vì vậy “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[51, tr.269]. Huấn luyện cán bộ là việc hết sức quan trọng nên trong suốt quá trình hoạt động của mình Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm, bàn, viết về công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ mà mà đích thân Người đã chuẩn bị bài giảng, lựa chọn người đi học, mở lớp và trực tiếp

33

huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, Trung Quốc cho thanh niên Việt Nam; những tài liệu huấn luyện đã được tập hợp thành tác phẩm nổi tiếng “Đường kách mệnh”. Năm 1927, Người còn gửi nhiều thanh niên Việt Nam sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va. Khi trở về nước hoạt động (1- 1941), Người tiếp tục mở nhiều lớp huấn luyện, nhiều cán bộ được Người huấn luyện đã trở thành những cán bộ xuất sắc của Đảng.

Việc huấn luyện cán bộ theo Hồ Chí Minh phải xác định cho kỳ được

mục đích của công tác huấn luyện cán bộ là gì? Người khẳng định:

“Mở lớp huấn luyện là một việc rất tốt, rất cần. Nhưng phải hiểu

rằng: học cốt để mà làm. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Vì

vậy huấn luyện phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa

phương họ có thể thực hành ngay”[51,303]. Trong Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập, khai mạc ngày 6-5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ bốn mục tiêu của công tác huấn luyện:

“a) Học để sửa chữa tư tưởng:… Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được.

b) Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh, tận tuỵ với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn.

c) Học để tin tưởng: Có tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết hy sinh.

d) Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích.

Hành mà không học thì hành không trôi chảy”[52,50].

Với lời ghi trong quyển sổ vàng truyền thống khi đến thăm Trường Nguyễn Ái Quốc, Người đã chỉ rõ mục đích của người học và những biện pháp cơ bản để đạt mục đích đó: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; Học

34

để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”[50,684]. Công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ phải làm sao có hiệu quả cao, đào tạo ra cán bộ vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Người chỉ ra những khuyết điểm trong huấn luyện cán bộ như: lý luận và thực tế không ăn khớp với nhau, dạy chính trị thì mênh mông mà không thiết thực, học rồi không dùng được, huấn luyện nhiều mà hiệu quả ít, không biết quý chất lượng hơn số lượng nên khuyết điểm là mở lớp quá đông… Người chỉ rõ: Đào tạo cán bộ phải gắn với công việc cụ thể, làm việc gì, học việc nấy. Huấn luyện lý luận phải gắn liền với thực tiễn.

Về chủ thể của công tác huấn luyện cán bộ: Nhắc đến việc huấn luyện,

thành phần quan trọng nhất là người dạy và người học, chất kết dính người dạy và người học là nội dung, phương pháp và tài liệu huấn luyện. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng là người lãnh đạo toàn diện, tập hợp nhân dân làm cách mạng nên nhiệm vụ của Đảng là huấn luyện, giáo dục toàn nhân dân về những nhiệm vụ cách mạng, nhưng trong đó, nhiệm vụ huấn luyện cán bộ được Người đặt lên trước hết. Bởi “cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể”. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”[51,46]. Người lấy việc huấn luyện cán bộ làm nhiệm vụ trọng tâm để tạo ra một đội ngũ “báo cáo viên” sau đó tiến hành tuyên truyền, giáo dục tới các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều này được Bác chỉ ra rất cụ thể, “phải lấy người ở cấp dưới lên huấn luyện rồi trở lại cấp dưới để họ huấn luyện cho cấp dưới nữa. Trung ương huấn luyện cán bộ cho các khu, các tỉnh, cán bộ ở khu và các tỉnh phải huấn luyện cho cán bộ huyện, xã. Như thế đỡ tốn công, tốn thì giờ và cán bộ huấn luyện cho cấp dưới gần mình lại sát hơn”[51,8]. Cùng với việc chú trọng lựa chọn cẩn thận những người cần được đào tạo, huấn luyện, Chủ tịch

35

Hồ Chí Minh còn đặc biệt lưu ý đối với đội ngũ những người huấn luyện và những người “phụ trách” việc huấn luyện. Người yêu cầu những người lãnh đạo cũng phải tham gia vào công tác này, bởi người lãnh đạo thường được đào tạo quy củ lại có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khả năng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thường rất tốt. Như vậy, hoạt động huấn luyện sẽ thiết thực hơn, hiệu quả hơn và sát với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.

Phải xác định huấn luyện cán bộ cũng là một nghề, nên cần phải có sự thông thạo nghề, đòi hỏi người huấn luyện phải nắm rõ phương pháp, đối tượng, nội dung và tài liệu huấn luyện; đồng thời phải đạt được những tiêu chuẩn cơ bản. Người nói “Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”[52,46].

Về mặt tư tưởng: Người huấn luyện trước hết phải kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường cách mạng. Nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm vững đường lối cách mạng của Đảng, từ đó truyền cho người học niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.

Về mặt đạo đức cách mạng: Người huấn luyện luôn phải là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư… sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.

Về lối làm việc: Phải có tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, phải luôn học tập nâng cao trình độ. Biết học những điều hay và thu hái những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại mới có thể làm được công việc huấn luyện của mình. Muốn thế, “người huấn luyện phải học thêm mãi”, vì nếu người huấn luyện không tích cực học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ thì “năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho Đoàn thể.

Về đối tượng huấn luyện: Hồ Chí Minh yêu cầu người học phải biết “lấy tự học làm cốt”, “phải biết tự động học tập”. Điều quan trọng nhất của tự học là xác định tư tưởng cho đúng, người học phải xác định được mục đích

36

“học để làm gì?”, học để phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân. Người học phải luôn luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và luôn giữ vững niềm tin đối với sự nghiệp cách mạng.

Về nội dung huấn luyện: Cán bộ vừa là công bộc của nhân dân vừa là người lãnh đạo, tập hợp nhân dân làm cách mạng nên phải là người có kiến thức trên nhiều lĩnh vực. Cho nên phải huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Người yêu cầu: “Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết

chuyên môn về ngành ấy”[52,47]. Cán bộ có nhiều loại: Cán bộ Đảng, Nhà

nước, đoàn thể, cán bộ ở Trung ương, ở địa phương và ở cơ sở... Mỗi loại cán bộ, ngoài những phẩm chất đạo đức, năng lực nói chung còn phải có những yêu cầu về phẩm chất, trình độ phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cách mạng, công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ cần phải có nội dung phù hợp cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với huấn luyện chính trị: trong tác phẩm “Đường kách mệnh” Hồ

Chí Minh đã dẫn lại câu nói của Lênin để nhấn mạnh tầm quan trọng của lý luận: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động… chỉ có theo lý luận cách mệnh tiên phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên phong”. Đồng thời nhấn mạnh: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi …Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”[50,233,234]. Bởi vậy, theo Người, bất kỳ hoàn cảnh nào cán bộ, đảng viên cũng phải ra sức học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tri thức về chính trị và trình độ lý luận. Hồ Chí Minh viết: “có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt được công tác Đảng giao phó cho mình”[54, 292].

37

Việc học lý luận được Hồ Chí Minh nhìn nhận trên hai phương diện cơ bản, thứ nhất đó là: Chỉ đem lý luận khô khan nhét cho đầy óc người học, bày cho người học viết những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Trong khi những việc làm thực tế, những tình huống có thực trong thực tiễn cần được xử lý thì không được phổ biến, hoặc phổ biến chưa đến nơi, đến chốn. Với cách dạy học như thế chỉ đào tạo cho người học một mớ lý luận suông, vô ích. Thứ hai là: việc giáo dục lý luận gắn liến với kinh nghiệm thực tế. Người học có thể vừa học, vừa tự mình tìm ra phương pháp chính trị để làm những công việc thực tiễn đòi hỏi, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo, thế là lý luận có ích, thiết thực. Cách học đúng là lý luận liên hệ với thực tế. Đây là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác Lênin và là biện pháp cơ bản để chống lại

“thực tiễn mù quáng” và “lý luận suông”. Hồ Chí Minh yêu cầu người học

trong quá trình học tập lý luận phải xác định động cơ học tập lý luận cho đúng “không phải chỉ học thuộc lòng câu của Mác Lênin để loè người ta”, phải học lý luận để “tạo cho mình một cái vốn lý luận” để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Học lý luận là để cải tạo mình, cải tạo xã hội, cải tạo thế giới, giải quyết những vấn đề cách mạng cụ thể. Người phê phán lối học tập theo kiểu kinh viện, giáo điều và lý thuyết suông, xa rời thực tế cách mạng: “Tuyên truyền huấn luyện không nên nói trên trời dưới đất, nào là khách quan, chủ quan, nào là tích cực, tiêu cực, không đâu vào đâu cả”[57,129].

Người còn lưu ý giáo dục lý luận chính trị thì phải thường xuyên cập nhật những vấn đề thời sự và chính sách cho cán bộ để giúp họ vận dụng trong công tác và giải thích đúng cho dân chúng.

Huấn luyện tư tưởng, đạo đức: Huấn luyện cán bộ phải chú trọng việc giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho cán bộ. Với Bác, việc giáo dục những tri thức tổng hợp cho cán bộ là quan trọng, song trước hết là phải giáo

38

dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa. “Để làm sao cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sỹ cách mạng, Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ, đạo đức của người đảng viên.”[57,439]. Có lý tưởng đúng, có mục tiêu đúng và đạo đức cách mạng chân chính thì khi đó cán bộ, đảng viên mới phát huy hết trách nhiệm của mình đối với công việc. Đó là chưa kể, đội ngũ cán bộ này sau khi được đào tạo, họ trở thành lực lượng chính trong việc tiếp nhận, truyền giảng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân, nếu họ không thấm nhuần mục tiêu, lý tưởng cách mạng, không có đạo đức trong sáng thì rất nguy hại đến đảng, đến chế độ.

Huấn luyện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ: Trước hết theo Hồ Chí Minh, khi xác định mỗi người phải biết một nghề, làm nghề gì phải thạo nghề ấy, học việc gì phải thạo việc ấy. Cán bộ quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, tổ chức, tuyên truyền, công an… đều phải thành thạo lĩnh vực công tác của mình. Mặt khác, nếu là cán bộ cách mạng thì lãnh đạo ngành nào phải biết chuyên môn ngành ấy, có thế lãnh đạo mới sát. Nội dung huấn luyện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ rất rộng. Trong đó có huấn luyện phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác cũng như các nội dung liên quan đến từng ngành, nghề khác nhau. Mục đích của huấn luyện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ là để cung cấp cán bộ giỏi chuyên môn, thạo việc cho các ngành khác nhau.

Huấn luyện văn hoá, ngoại ngữ: Trong quá trình hoạt động cách mạng, bôn ba khắp năm châu, Hồ Chí Minh đã sớm ý thức được rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bởi vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên, thanh niên, phụ nữ phải cố gắng học tập văn hoá, chính trị, nghiệp vụ. Kinh tế của ta ngày càng phát triển, hàng ngũ công nhân ngày càng thêm đông, muốn làm tròn nhiệm vụ của mình thì cán bộ phải luôn cố gắng học tập, cố gắng vươn lên để tiến bộ không ngừng. Nội dung huấn luyện là những kiến thức

39

bình thường nhưng rất phong phú: lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, cách viết báo, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Trong Sắc lệnh số 188/SL năm 1948 và Sắc lệnh 76/SL năm 1950, Hồ Chí Minh đã ra những quy định quan trọng về xây dựng đội ngũ công chức Việt Nam, trong đó yêu cầu công chức phải biết ngoại ngữ.

Phương pháp huấn luyện: điểm sáng tạo lớn nhất trong phương pháp

huấn luyện của Người là chuyển những tri thức có tính chất bác học, trừu tượng, những nguyên lý kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin và các lĩnh vực khoa học khác thành những tri thức gần gũi trong cuộc sống mà không tầm thường hoá những khoa học đó, giúp cho người học dễ hiểu, dễ vận dụng.

Trong điều kiện chiến tranh, vừa chiến đấu vừa chuẩn bị lực lượng cho nhiệm vụ xây dựng đất nước khi hoà bình, tình trạng mù chữ là phổ biến, Bác không những trực tiếp mở lớp, tham gia giảng dạy mà còn là một chuyên gia thiết kế chương trình, chuẩn bị giáo trình, tài liệu phục vụ công tác huấn luyện. Tại “Báo cáo của Phân hội Việt Nam thuộc Hội quốc tế chống xâm lược” Người chỉ dẫn rất tỷ mỉ: “Trước tiên, cơ quan lãnh đạo định ra một chương trình học tập, cử một vài người hoặc vài nhóm, vừa đi thí nghiệm, vừa tranh thủ ý kiến của người học. Sau đó, việc biên soạn các bài giảng phải hoàn toàn căn cứ vào yêu cầu của học viên những đợt huấn luyện trước kết hợp với kinh nghiệm của các giảng viên”[49,456].

Việc tìm ra một phương pháp đào tạo ngắn gọn, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với trình độ của người học là một yêu cầu hết sức cấp thiết và khó khăn. Người đặt nhiệm vụ cho công tác huấn luyện không nên tham nhiều kiến thức, nhiều môn học trong một khoảng thời gian hạn hẹp, quá trình giảng dạy phải đi vào cái bản chất nhất, những đặc trưng nổi bật nhất của vấn đề cần trình bày. Hơn nữa, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với trình độ của người học, cũng như thời gian học tập của từng loại lớp.

40

Vì theo Hồ Chí Minh, “nếu thì giờ ít, trình độ còn kém mà cứ cặm cụi lo

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 38 - 46)