khu vực nông thôn Hà Tĩnh
Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh trong những năm qua, nhờ được sự sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao
67
của cấp uỷ các cấp và tổ chức đoàn cấp trên nên đã từng bước tạo được những chuyển biến nhất định.
Thứ nhất: Quan tâm giáo dục tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ Đoàn.
Các cấp bộ đoàn đã chủ động tham mưu cho cấp ủy các cấp tổ chức phối hợp tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đoàn viên; tạo môi trường cho cán bộ đoàn có điều kiện học tập nâng cao về trình độ lý luận chính trị, các kiến thức lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng; tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị chuyên đề về tình hình thời sự trong nước và quốc tế nhằm cung cấp thông tin cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương nói chung, cán bộ Đoàn nói riêng để tuyên truyền, phố biến trong đoàn viên, hội viên, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, kịp thời định hướng tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên.
Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 06 và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch phát động sâu rộng cuộc vận động trong đoàn viên, thanh niên, nhất là đối với đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp, cán bộ đoàn chủ chốt ở các vùng nông thôn. Gắn học tập và làm theo Bác với thực hiện Chỉ thị 35, Kết luận 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định 33 của Ủy ban nhân dân tỉnh về “xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hàng chính trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân” và Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”, qua triển khai thực hiện, lề lối, tác phong, phong cách của mỗi cán bộ đoàn viên đều có sự chuyển biến rõ nét hơn. Mỗi đồng chí cán bộ đoàn khi được phân công, điều động đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ phấn đâu vươn lên, gậy
68
dựng phong trào; nhiều đồng chí cán bộ đoàn là những tấm gương, những hình ảnh tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, nhân cách của tuổi trẻ Hà Tĩnh trong các ngành, các lĩnh vực, được các cấp, các ngành tuyên gương, khen thưởng. Sơ kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Tuổi trẻ Hà Tĩnh học tập và làm theo Bác” và 1 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, toàn tỉnh đã tuyên dương 390 đoàn viên, thanh niên tiêu biểu [7,tr.5]. Nhân rộng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong học tập và rèn luyện của đoàn viên, thanh niên trong các cấp bộ đoàn như “Mô hình cưới văn minh, tiết kiệm”, “Mô hình nuôi heo tiết kiệm”, “Câu lạc bộ Thắp sáng niềm tin”...
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và sử dụng cán bộ đoàn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung, lực lượng đoàn viên, thanh niên ở tại địa phương mỏng, tỷ lệ tập hợp đoàn viên thanh niên thấp, chỉ đạt 47% [6,tr.1], phần đông trong số họ ở lại địa phương do chưa kiếm được việc làm, hoặc kiếm được việc làm nhưng chưa ổn định, một số khác thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, nên có biểu hiện thoái hóa, biến chất, một bộ phận suy nghĩ lệch lạc, hành động thiếu ý thức, thiếu ý chí phấn đấu trong học tập, lao động, công tác, sống thực dụng, sa vào tệ nạn xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật,… Điều này khiến cho việc tạo nguồn, sử dụng hoặc bố trí cán bộ đoàn tại chỗ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp, sự vào cuộc của chính quyền địa phương nên hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đều vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt lực lượng cán bộ đoàn địa phương sẳn có, được rèn luyện, trưởng thành từ thực tiễn đảm nhận nhiệm vụ công tác đoàn tại địa phương, một số địa phương khác đã áp dụng chính sách sử dụng cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhưng lại được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ ở các trường cao đẳng, đại học trên cả nước về địa phương công tác,
69
từ đó tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kỷ năng nghiệp vụ công tác Đoàn. Từ năm 2007 -2012, toàn Tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 33.361 lượt cán bộ Đoàn, năm 2013 là 3892 lượt. Trong 2 năm 2009 và năm 2011, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã mở 2 lớp đào tạo nguồn bí thư đoàn xã trong thời gian 20 cho 275 đồng chí là Phó Bí thư, Uỷ viên Ban Thường vụ đoàn xã. Đến nay 187 bí thư đoàn xã có trình độ đại học, cao đẳng; 65% cán bộ chủ trì cấp cở có trình độ chính trị sơ cấp, trung cấp. Toàn tỉnh đã bố trí và biên chế được 262 cán bộ đoàn vào biên chế, luân chuyển, quy hoạch được 268 đồng chí cán bộ đoàn cơ sở sau khi hết tuổi chuyển sang lĩnh vực công tác khác[7,14].
Nhờ làm tốt công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ mà hầu hết đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay đều từng bước trưởng thành, khẳng định được tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ trong công việc. Tham gia tổ chức tốt các hoạt động do Ban Thường vụ các huyện, thị triển khai, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương. Trong quá trình đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đoàn ở nông thôn cho thấy: tỷ lệ cơ sở đoàn vững mạnh và khá tăng đáng kể, năm 2002 có 38.5% chi đoàn vững mạnh, khá 41,8%, trung bình 16,9%, yếu 2,8% thì đến cuối năm 2012, tỷ lệ này tương ứng là chi đoàn vững mạnh đạt 41,7%, khá đạt 42%, trung bình 13,4% và yếu là 2.9% [7,14].
Công tác xây dựng Đoàn, củng cố, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, phát triển Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung chỉ đạo. Định kỳ hàng quý cấp ủy các cấp có chương trình làm việc với tổ chức Đoàn thanh niên để đánh giá về các mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình hoạt động của tổ chức Đoàn, từ đó định hướng chỉ đạo. Cử Ban dân vận các cấp, các đồng chí đảng ủy viên phân công phụ trách theo dõi công tác thanh niên; tạo điều kiện thuận lợi để các cấp bộ Đoàn tổ chức có hiệu quả hoạt động tập hợp, đoàn kết thanh niên, chăm lo
70
quyền lợi chính đáng cho thanh niên. Các cấp chính quyền đã tập trung chỉ đạo có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là phát triển các ngành nghề doanh nghiệp, triển khai các công trình dự án trong điểm để giải quyết việc làm tại chổ cho thanh niên. Tiêu biểu nhất chính là sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc hổ trợ các cơ chế đầu tư, phát triển, khuyến khích thanh niên tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình trang trại, gia trại, các khu doanh nghiệp do thanh niên làm chủ để thanh niên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, từ đó yên tâm sinh hoạt, công tác tại địa phương. Hiện nay, toàn tỉnh có 21 Câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế, 65 HTX thanh niên, 215 mô hình kinh tế thanh niên có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm [7,11].
Việc xây dựng các tổ chức cơ sở Đoàn ngày càng vững mạnh cũng đồng thời khẳng định, nhận thức tư tưởng, lý tưởng đảng ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cán bộ đoàn có nhiều chuyển biến tích cực. Cán bộ đoàn ngày càng thấm sâu hơn mục tiêu, lý tưởng cách mạng và không ngừng phấn đấu vươn lên.