Tác động của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 58 - 62)

Toàn cầu hoá là một xu thế của thời đại, là kết quả của quá trình gia tăng ảnh hưởng, tác động và lệ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế, các thể chế chính trị trên quy mô toàn cầu.

Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986) đến nay, đất nước ta đã và đang tham gia sâu rộng vào hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa; mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm đa phương hóa và đa dạng hóa, làm cho thế và lực của nước ta được củng cố vững chắc hơn, kinh tế có sự phát triển và tương đối bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, quốc phòng và an ninh, trật tự an toàn xã hội ngày càng được bảo đảm.

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, kém phát triển tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong những năm tới còn gặp những khó khăn, thách thức.

Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, tạo điều kiện cho các nước phát triển kinh tế. Kinh tế của các nước trên thế giới dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nhưng vẫn tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu, tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa nhiều yếu

53

tố bất bình đẳng, gây ra những thách thức không nhỏ cho các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nano sẽ phát triển mạnh mẽ và sẽ có những bước nhảy vọt, thời gian từ phát minh đến ứng dụng ngày càng thu hẹp. Kinh tế tri thức sẽ được nhiều nước, trong đó có Việt Nam ứng dụng và thực hiện. Nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội sẽ chịu tác động hai chiều: tích cực và tiêu cực; các nhóm cá nhân trong xã hội cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng bởi bản thân họ là các chủ thể của mọi hoạt động, trong đó có nhóm đối tượng là thanh niên

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đảng xác định thanh niên là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước, là đội quân xung kích cách mạng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất phát từ quan điểm đó, Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành và toàn xã hội luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đối với thanh niên và tổ chức Đoàn. Nhà nước tăng cường quản lý công tác thanh niên thông qua việc triển khai thực hiện Luật Thanh niên, chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010 và nhiều chính sách thích hợp khác nhằm bồi dưỡng, phát huy thanh niên và tạo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác thanh niên; quá trình xã hội hóa công tác thanh niên ngày càng được triển khai rộng rãi, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng và phát huy thanh niên.

Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, là điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên thể hiện tài năng sức trẻ, cống hiến cho đất nước. Với đường lối đúng đắn của Đảng, đất nước tiếp tục ổn định, vị thế không ngừng tăng lên đã tạo cơ hội lớn đội

54

ngũ cán bộ Đoàn cũng như đoàn viên thanh niên tiếp cận văn minh nhân loại, học tập, rèn luyện và nâng cao tri thức, năng động, tự tin, sáng tạo trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào lao động, sản xuất và đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận. Từ đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không ngừng lớn mạnh, các hoạt động của Đoàn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, phù hợp với đối tượng thanh niên, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức chính trị của thanh niên được tăng cường, là động lực tinh thần quan trọng để phát huy tính xung kích, tinh thần tình nguyện của đa số thanh niên Việt Nam trong các phong trào hoạt động của tuổi trẻ. Tỷ lệ thanh niên tích cực phấn đấu gia nhập tổ chức Đoàn, tổ chức Đảng có xu hướng tăng.

Tính tích cực xã hội của thanh niên được tăng thêm và thể hiện rõ trong các phong trào thanh niên do tổ chức Đoàn phát động. Thanh niên tiếp tục tham gia ngày càng đông đảo vào các hoạt động tình nguyện đến những nơi gian khổ, khó khăn, những vùng xa xôi, các hoạt động xã hội nhân đạo giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó nhăn…

Thanh niên hướng tới và đòi hỏi cao về dân chủ và công bằng xã hội, việc làm, các chính sách xã hội, ý thức công dân và việc thực hiện pháp luật của thanh niên được nâng cao hơn. Tinh thần tình nguyện, xung phong, tính tích cực xã hội của thanh niên tiếp tục được phát huy. Thanh niên có tư duy mới, phù hợp và thích nghi hơn với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thanh niên có hiểu biết về các nội dung hội nhập kinh tế tốt hơn và có khả năng vận dụng cơ hội này. Thanh niên có điều kiện thuận lợi để tham gia nhiều hơn vào các hoạt động quốc tế thanh niên trong khu vực và trên thế giới. Vị thế của thanh niên nước ta trong khu vực và trên thế giới sẽ được nâng cao.

55

Tổ chức Đoàn đã và đang từng bước quan tâm, chăm lo đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên, trở thành người bạn gần gũi của thanh niên.

Tác động tiêu cực:

Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, tình hình trong nước và thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, những nguy cơ chung mà Đảng ta chỉ ra là những thách thức lớn đối với tuổi trẻ:

Kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện để đáp ứng tốt nhu cầu của thanh niên cũng như của nhân dân trong các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, sức khỏe, nhu cầu vui chơi, giải trí, gia đình… Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, quá trình phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo ra những thách thức đối với thanh niên về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, bản lĩnh và tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của thanh niên. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch lao động trẻ, cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của thanh niên.

Sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài, các âm mưu xóa bỏ những thành quả của chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục tiêu của các thế lực thù địch là luôn nhằm vào thanh niên, coi đây là đối tượng dễ lung lạc để dùng các thủ đoạn kinh tế, chính trị và văn hóa tác động làm biến chất, tạo mầm mống chống chế độ, ra sức lôi kéo, kích động thanh niên tham gia các hoạt động gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị đất nước.

Dưới sự tác động của toàn cầu hóa, những sản phẩm độc hại phi văn hóa bằng nhiều con đường, nhất là qua internet, các phương tiện truyền thông sẽ tác động trực tiếp, liên tục với cường độ cao đến lối sống, nếp sống của thanh niên, tạo sức ép, gây nhiều khó khăn, phức tạp cho việc bảo vệ phát huy văn hóa dân tộc trong giới trẻ.

56

Sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tội phạm nguy hiểm, côn đồ hung hãn, băng nhóm… chưa được ngăn chặn hiệu quả; môi trường xã hội chưa lành mạnh; sức khỏe sinh sản, tỷ lệ nhiễm HIV trong thanh niên sẽ còn diễn biến phức tạp, ở mức báo động đã, đang và sẽ tác động xấu đến thanh niên.

Một bộ phận thanh niên bị cám dỗ bởi đồng tiền, chạy theo hưởng thụ vật chất, bị tác động của lối sống thực dụng, ít quan tâm đến vấn đề chính trị - xã hội, dễ mắc phải những sai phạm về đạo đức, tiêu cực và tệ nạn xã hội, có thể bị lợi dụng, kích động, lôi kéo vào các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật.

Bối cảnh trong nước và quốc tế trong xu thế hội nhập không chỉ đem đến cơ hội, thuận lợi và thời cơ mà còn đem đến nhiều khó khăn và thách thức đối với thanh niên. Điều cơ bản là mỗi thanh niên cần có đủ bản lĩnh, ý chí, trình độ để phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức. Điều đó chỉ có được khi mỗi thanh niên phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện, có đủ tâm, đủ tầm để tham gia vào sự nghệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động tham gia vào nền kinh tế tri thức và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 58 - 62)