Quan tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 87 - 89)

- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ

2.4.3. Quan tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn

dƣỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn

Để có cán bộ đoàn có đủ tiêu chuẩn, bảo đảm tính kế thừa, liên tục, một trong những yêu cầu đâu tiên đối với các cấp bộ đoàn là phải thường xuyên đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đạo tạo. Thực tế cho thấy, công tác giáo dục, đào tạo bồi dưỡng cán bộ đoàn trong thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về số lượng học, quy mô trường lớp, các chuyên đề được đào tạo… nhưng hiệu quả thực sự mang lại cho người học là chưa cao. Chưa tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động sau mỗi lần đào tạo. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do quá trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về hình thức, nội dung nhồi nhét quá nhiều, phương pháp truyền đạt một chiều… điều đó hoàn toàn không phù hợp với người học, nhất là đối tượng cán bộ đoàn.

Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn Hà Tĩnh trước hết cần tiếp tục đổi mới về tư duy, nhận thức, trách nhiệm của các cấp bộ Đoàn trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn. Phải xác định mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay là để giúp họ bồi dưỡng, rèn luyện về kỹ năng, hỗ trợ họ triển triển khai và cụ thể hóa các nghị quyết, chương trình hành động của Đoàn đến với thanh niên, đồng hành với thanh niên, cổ vũ thanh niên lập thân, lập nghiệp. Đổi mới tư duy, nhận thức trong quá trình đào tạo bồi dưỡng ngay trong chính đối tượng là người học. Người được đào tạo, bồi dưỡng phải xác định học tập, rèn luyện là vì mình, học để hoàn thiện bản thân, học để năng cao nhận thức, kỹ năng phục vụ công tác. Có như vậy, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng mới nâng lên.

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn, ngoài những vấn đề mang tính lý luận chung, cần căn cứ vào đối tượng, đặc điểm tình hình của từng khu vực, vùng miền để xây dựng chương trình đào tạo, bồi

82

dưỡng cụ thể. Phải khảo sát, đánh giá nhu cầu của người học, xem họ thiếu cái gì, cần bồi dưỡng, đào tạo như thế nào cho phù hợp. Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn còn phải dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của phong trào ở từng địa phương hay nói cách khác thanh niên ở khu vực đó cần gì thì ta bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở cái đó. Để làm được việc này Tỉnh Đoàn và Huyện Đoàn ở Hà Tĩnh cần có một bộ phận chuyên trách làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đội ngũ này phải là những cán bộ thực sự có kiến thức, kinh nghiệm và lòng nhiệt tình, tâm huyết với công tác Đoàn.

Việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Đoàn cơ sở cần phải gắn với công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn, đặc biệt phải gắn với quy hoạch cán bộ của cấp ủy chính quyền địa phương bởi trong thực tế, nếu chỉ đào tạo thiên về kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn thì khi số cán bộ đoàn nay hết tuổi sẽ khó luân chuyển hoặc khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ở cương vị công tác mới. Điều này, hoàn toàn khác với cán bộ đoàn ở các huyện, thị thành đoàn. Nếu như cán bộ đoàn cấp huyện đoàn trở lên trước khi nhận công tác thường được đào tạo bài bản về một lĩnh vực, một chuyên môn nghiệp vụ cụ thể, khi hết tuổi đoàn cấp ủy, chính quyền có thể điều động, luân chuyển họ sang những vị trí mới phù hợp với sở trường, năng lực chuyên môn của họ thì đối với cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn lại khác, phần lớn đội ngũ cán bộ này là những người được trưởng thành từ phong trào, không được học tập, rèn luyện bài bản. Do đó, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác đoàn cần phải định hướng cho họ học tập, tiếp cận với các lĩnh vực chuyên môn khác, để họ có thể đáp ứng yêu cầu công việc sau này.

Liên quan đến công tác tổ chức đào tạo, cần có một khung chế độ, chính sách cụ thể. Bởi hiện nay việc đào tạo bồi dưỡng chủ yếu trông chờ vào việc xin, cho về mặt kinh phí. Thụ động về mặt kinh phí, hay kinh phí quá hạn hẹp chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cắt xén về chương trình, lồng ghép về nội dung, nhồi nhét về kiến thức và làm cho người học khó tiếp cận vấn đề.

83

Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng, bên cạnh việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, truyền thống quê hương, dân tộc, tuyên truyền phổ biến pháp luật thì nên tập trung chú trọng về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng. Đây là cái thiếu, yếu và cần của đội ngũ cán bộ Đoàn nông thôn Hà Tĩnh hiện nay. Qua khảo sát đánh giá cho thấy, có đến 90% cán bộ đoàn ở các tổ chức cơ sở đoàn nông thôn, bao gồm cả đội ngũ bí thư các chi đoàn đều không được đào tạo về kỹnăng tổ chức, thậm chí không ít cán bộ đoàn cơ sở giữ các chức vụ như bí thư, phó bí thư đoàn các xã không có khả năng tổ chức các chương trình, các hội nghị. Khả năng diễn thuyết trước đoàn viên, thanh niên rất yếu. Vì thế, việc đào tạo nền gắn gần hơn với nhu cầu và thực trạng công tác hiện nay của Đoàn.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)