Đánh giá, sử dụng cán bộ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 46 - 49)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “dụng nhân như dụng mộc” và triết lý đó đã được Người sử dụng thành nghệ thuật “dùng người”. Theo Hồ Chí Minh, muốn “dụng nhân” theo đúng người, đúng việc, tài nào chức ấy..., thì các cấp uỷ Đảng, các cán bộ tổ chức phải công tâm, phải biết đánh giá, nhìn nhận con người, nhìn thấy sở trường, sở đoản của họ, và phải “có gan” dám cất nhắc cán bộ, sử dụng những người thật sự có năng lực, chứ không phải vì thân quen.

41

Theo Hồ Chí Minh đánh giá đúng cán bộ tức là xác định chính xác ai tốt ai xấu, ai mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, khả năng hoàn thành công việc đến đâu, quan hệ với quần chúng ra sao để từ đó ''tìm thấy những nhân tài mới... những người hủ hoá cũng lòi ra''. Cán bộ là con người, vì vậy người cán bộ luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội, trong khi thế giới, cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng của người cũng biến hoá. Vì vậy, cách xem xét cán bộ quyết không nên chấp nhất vì nó cũng phải biến hoá. Sự biến hoá trong cách xem xét cán bộ không phải là tuỳ tiện, vô nguyên tắc, lúc thế này, lúc thế khác, do lòng yêu ghét của mình mà phải dùa trên cơ sở khoa học hiểu biết con người trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trong mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều, phát triển và không định kiến ''một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải sẽ sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm nhưng chắc gì sau này không bị sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau... lúc cách mạng lên cao thì hăng hái, lúc cách mạng gặp khó khăn thì đâm ra hoang mang'' hoặc ''nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ''. Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế tuy họ làm được việc cũng không phải là người cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không hay khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che dấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút, cũng là người cán bộ tốt.

Theo Người, để đánh giá đúng, đòi hỏi người đánh giá phải công tâm, vô tư, khách quan. Do đó, bản thân người đánh giá cũng phải ''tự sửa mình'' để "nếu không biết sự phải trái của mình thì không thể nhận rõ cán bộ tốt hay

42

xấu''. Muốn biết rõ cán bộ tốt hay xấu, muốn đối đãi đúng với các loại cán bộ, trước hết phải sửa chữa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng. Hồ Chí Minh chỉ ra những chứng bệnh thường phạm phải khi đánh giá cán bộ như sau: 1. Tự cao tự đại; 2. Ưa người ta nịnh mình; 3. Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; 4. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau [50, 272]. Hồ Chí Minh cho rằng phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông thấy. Do đó, muốn biết rõ cán bộ và đối xử đúng đắn với mọi người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Đặc biệt đánh giá cán bộ phải dựa vào dân, lấy ý kiến của dân, đem ra tập thể bàn bạc và đi đến thống nhất.

Sử dụng cán bộ thế nào? Theo Hồ Chí Minh, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của công việc, ''công việc yêu cầu cán bộ'' và khi bố trí, sử dụng phải tránh sự thiên vị cá nhân. Dùng người là cả một khoa học và nghệ thuật, do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ. Người chỉ ra những khuyết điểm khi sử dụng cán bộ, người quản lý hay mắc phải đó là ''ba ham''. ''Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. Ham dùng những kẻ nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình'' [nguồn]. Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo vệ, khiến cho chúng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế, cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo[50,279].

43

Người căn dặn 5 vấn đề mà người cán bộ lãnh đạo phải thực hiện khi dùng người: ''Mình phải độ lượng, vị tha thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công - vô tư, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi''; ''Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa”; ''Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ''; ''Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt''; ''Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình''. Đồng thời, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ và thường xuyên luân chuyển cán bộ, chống bệnh ích kỷ, địa phương, kéo bè, chia rẽ phái này phái kia ''phải kết thành một khối không phân biệt, không kèn cựa và giúp đỡ nhau thì công việc mới chạy”. Trong quá trình sử dụng cán bộ phải thường xuyên đánh giá để kịp thời uốn nắn, sửa chữa khuyết điểm cho cán bộ và bố trí lại cán bộ khi cần thiết. Một người cán bộ biết khéo dùng cán bộ phải thực hiện được những điểm sau: khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc, người lãnh đạo không nên tự cao, tự đại mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)