Tình hình đoàn viên, thanh niên ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 67 - 70)

nay

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có gần 30 vạn đoàn viên thanh niên trong độ tuổi, chiếm 23,1% dân số, 52% lực lượng lao động toàn tỉnh; số đoàn viên có mặt trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay chiếm 53%, đang sinh hoạt tại 12 huyện thị, thànhđoàn ở 262 đoàn xã, phường, thị trấn, 8 đơn vị trực thuộc, 665 cơ sở Đoàn, 42.500 chi đoàn. Trong đó lực lượng đoàn viên thanh niên nông thôn có khoảng 54.948 đoàn viên, chiếm 34,5%, đoàn viên thanh niên nông thôn là 25.765, chiếm 27,7% tổng số đoàn viên [7,3-14]. Nhìn chung đoàn viên, thanh niên Hà Tĩnh nói chung, đoàn viên, thanh niên nông thôn Hà Tĩnh nói riêng có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn; năng động, sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Phần lớn thanh niên sống có lý tưởng, niềm tin vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Đa số có trình độ, kiến thức và các kỹ năng xã hội, sẵn sàng đảm nhận những công việc khó, việc mới, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến. Trong thực tế đã có không ít đoàn viên thanh niên trở thành những chủ mô hình kinh tế giỏi, những doanh nhân trẻ, những cán bộ lãnh đạo gương mẫu trong bộ máy lãnh đạo chính quyền.

Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã làm cho một bộ phận không nhỏ đoàn viên thanh niên phải nhạt lý tưởng cách mạng, sống sa sút niềm tin, bản lĩnh non kém, dễ bị kích động lôi kéo; một số đoàn viên thanh niên sống thực dụng cá nhân, chạy theo lợi ích đồng tiền mà xem nhẹ giá trị đạo đức xã hội, sống

62

xa hoa, lãng phí, sùng bái thần tượng, vô cảm với những người xung quanh. Một số khác lười lao động, học tập, ngại khó, ngại khổ, chưa làm trọn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, địa phương. Theo số liệu của các lực lượng chức năng công an tỉnh Hà Tĩnh, trong năm 2012 toàn tỉnh đã xử lý hơn 32.000 vụ đoàn viên, thanh niên vi phạm pháp luật. Song điều đáng quan tâm là tốc độ phạm tội không có chiều hướng suy giảm, nhất là những đối tượng chưa đến tuổi thanh niên. Điều này cho thấy, giá trị đạo đức và các chuẩn mực xã hội đang bị tổn thương nghiêm trọng. Kỷ cương pháp luật của nhà nước đang bị coi thương. Những vấn đề đó, đòi hỏi cần sớm có các giải pháp giải quyết đồng bộ từ các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Về đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở: Trung bình mỗi tổ chức đoàn cơ sở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay có 2 đến 3 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, trong đó đồng chí bí thư Đoàn xã được biên chế trong 21 chức danh cán bộ, công chức cấp xã, 1 đồng chí phó bí thư chuyên trách và 1 đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ. Số lượng các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành cũng thay đổi theo phạm vi địa giới hành chính và số lượng cơ sở đoàn của từng địa phương, trung bình mỗi tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay có cơ cấu số lượng Ủy viên Ban Chấp hành giao động từ 7 đến 12 đồng chí. Về mặt cơ cấu tổ chức cán bộ đoàn như vậy, cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc.

Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các tổ chức cơ sở đoàn ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh không có đầy đủ bộ khung Ban Chấp hành, Ban thường vụ như cơ cấu ban đầu, trong mỗi nhiệm kỳ của đại hội Đoàn đội ngũ cán bộ này thường xuyên thay đổi, thường xuyên phải bổ sung, thay thế. Điều này trước hết xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của cuộc sống. Vì muốn đảm bảo cuộc sống hàng ngày, không ít đoàn viên, thanh niên sau khi được tổ chức lựa chọn bầu và giữ những vị trí khác nhau trong bộ máy tổ chức đoàn vẫn rời bỏ trọng trách ra đi tìm kiếm việc làm, xuất khẩu lao động, một số đồng chí khác ở lại địa phương lập gia đình cũng xin rút lui ra khỏi Ban Chấp hành, không tham

63

gia sinh hoạt để chăm lo chuyện gia đình. Thực trạng đó dẫn đến không ít các tổ chức cơ sở thường xuyên thiếu hụt về nhân sự. Nhiều tổ chức mỗi năm phải giới thiệu, bầu bổ sung bộ vào máy tổ chức từ 7 đến 8 lần. Thậm chí nhiều chi đoàn hiện nay không có đoàn viên, không tìm ra đoàn viên, thanh niên ưu tú để đưa vào tổ chức dẫn đến mất trắng tổ chức Đoàn.

Về chất lượng: đa số có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường đoàn trong cả nước. Theo số liệu khảo sát của tổ chức đoàn, hiện nay toàn tỉnh có 204 đồng chí Bí thư, Phó bí thư đoàn xã có trình độ Đại học, 171 đồng chí Bí thư, Phó bí thư học qua các lớp đào tạo trung cấp, kỷ năng công tác đoàn [7,35]. Họ phần lớn là những người có đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Năng động, sáng tạo sẵn sàng xung kích trong mọi công việc được giao, không nề khó, sợ khổ. Tích cực chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Gương mẫu trong học tập và rèn luyện và sinh hoạt; có ý thức, thái độ tích cực trong đấu tranh chống các tệ nạn, tiêu cực xã hội, trước các âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; thường xuyên học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức chính trị, kỹ năng nghiệp vụ công tác…

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản đó, đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn Hà Tĩnh vẫn còn không ít những hạn chế: đội ngũ cán bộ đoàn tuy cơ bản đáp ứng về số lượng, nhưng cơ cấu tổ chức nhân sự chưa hợp lý. Nhiều tổ chức cơ sở đoàn ngoài bộ “khung” là các chức danh cán bộ chủ chốt trong bộ máy đang trong độ tuổi chín thì không có đội ngũ cán bộ đoàn dự nguồn để bồi dưỡng, phát triển, do số lượng đoàn viên, thanh niên kế cận tham gia sinh hoạt đoàn và đảm nhận nhiệm vụ công tác đoàn mỏng. Một số ít tổ chức cơ sở đoàn còn phải viện dẫn đến “bí thư đoàn danh dự”1

. Chất lượng đội ngũ cán

1

Chức danh dành cho cán bộ chủ chốt ở các thôn xóm, thường là Bí thư, trưởng Ban Mặt trận thôn xóm đảm nhiệm công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại cơ sở, do cơ sở đó có đoàn viên

64

bộ đoàn ở một số tổ chức cũng đang xuống cấp. Một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng; Một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết nội bộ. Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng "vừa thừa, vừa thiếu", làm việc thiếu tận tụy, thiếu cống hiến, hy sinh vì phong trào. Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn tuy đã được đào tạo những chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận cán bộ lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt chỉ cốt để lấy được bằng cấp. Hiện vẫn có tới 149 đồng chí giữ các chức danh chủ chốt của đoàn chưa qua đào tạo về trình độ, kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ đoàn hiện nay, xét về chất lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)