- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ
2.4.6. Thƣờng xuyên chăm lo chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn
Đoàn cơ sở ở nông thôn
Đoàn cơ sở ở nông thôn là nơi trực tiếp thu hút thanh niên tham gia vào tổ chức, cũng là nơi phản ánh sâu sắc và rõ nét nhất về phong trào, hoạt động đoàn ở mỗi địa phương, đơn vị. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện có thực sự đi vào thực tế hay không, các phong trào, hoạt động của Đoàn được triển khai thực hiện hiệu quả hay không, câu trả lời đều phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở mà chủ yếu là lực lượng Bí thư, Phó Bí thư Đoàn xã và bí thư chi đoàn thôn xóm. Họ chính là “đầu tàu” trực tiếp dẫn dắt, kết nối và thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia vào các hoạt động, phong trào của Đoàn - Hội - Đội. Ở cấp xã hiện nay, đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách có 2 người, 1 bí thư, 1 phó bí thư, ở cấp thôn xóm một đơn vị một đồng chí bí thư nhưng họ vừa phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, vừa thực hiện nhiệm vụ của Đoàn cấp trên vừa phải thực hiện sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương giao phó. Khối lượng công việc rất nặng nhọc, đòi hỏi có sự phân công, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Song điều mà cán bộ Đoàn cơ sở ở nông
87
thôn còn phải đối mặt là gánh nặng kinh tế gia đình, “cơm áo gạo tiền”… nhất là đối với chức danh Phó Bí thư Đoàn xã, thuộc đối tượng những người hoạt động không chuyên trách, làm việc không lương mà chỉ nhờ vào mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu nếu không có nghề phụ trong tay hay sự hỗ trợ từ bên ngoài thì rất khó để họ khẳng định “an tâm công tác”.
Đó là chưa nói đến các đồng chí cán bộ Đoàn ở các chi đoàn thôn xóm, phụ cấp mỗi tháng là 172.000đ. Điều này dẫn đến không ít cán bộ Đoàn chưa tha thiết với công việc, tâm huyết, gắn bó với phong trào. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân của tình trạng cán bộ Đoàn ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay thường xin chuyển công tác khác, thậm chí có 1 số bỏ công tác để đi làm kinh tế cải thiện đời sống gia đình, không ít cán bộ không chuyên tâm làm việc, sao nhãng việc cơ quan, tập trung làm những việc bên ngoài để lo cho cuộc sống bản thân và kinh tế gia đình, việc này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng công tác. Dẫu biết rằng làm cán bộ Đoàn là phải có tinh thần tự nguyện, nhiệt tình và ham thích các hoạt động chính trị xã hội, tâm huyết, yêu thích tiếp cận với thanh niên, song nếu Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền không cải thiện chính sách, chế độ phù hợp với tình hình thực tế của cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn Hà Tĩnh như hiện nay thì rất khó để yêu cầu họ gắn bó lâu dài với Đoàn và công tác Đoàn. Công tác Đoàn cũng là một nghề nghiệp, có chức năng, trách nhiệm, có đối tượng quản lý và giáo dục cụ thể, những người làm công tác Đoàn nhiệt tâm, nhiệt thành chính là những người đã bỏ ra khá nhiều công sức, trí tuệ để tìm ra những phương pháp mới, sáng tạo ra mô hình hay, hiệu quả để thu hút thanh niên tham gia, ủng hộ phong trào, hoạt động Đoàn.
Vì vậy, việc ban hành các cơ chế, chính sách, chế độ hợp lý cho cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn là lẽ đương nhiên và hợp lý, rất cần có sự quan tâm, ủng hộ từ các cấp, các ngành và toàn xã hội.
88
KẾT LUẬN
Công tác cán bộ được coi là một khâu hết sức quan trọng trong công tác tổ chức xây dựng Đảng. Việc tuyển chọn, đào tạo, quy hoạch cán bộ như thế nào, xây dựng đội ngũ cán bộ ra sao đang là một vấn đề cốt lõi được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự tác động đa chiều của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Một mặt, tạo điều kiện cho nước ta nhanh chóng tiếp cận với những thành tựu của khoa học công nghệ, với nguồn lược con người và cơ sở vật chất hiện đại để đi tắt, đón đầu trong phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhưng mặt khác quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế cũng đặt ra không ít những thách thức, khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp và từng bước đi phù hợp, trước hết chúng ta phải làm tốt công tác cán bộ. Bởi “cán bộ là gốc của mọi công việc”, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
Trong phạm vi hẹp của công tác cán bộ, công tác cán bộ Đoàn là một bộ phận của công tác cán bộ của Đảng, hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn do quá trình hội nhập và phát triển mang đến như: đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn thường xuyên biến động; phẩm chất, năng lực lãnh đạo, điều hành của cán bộ Đoàn chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; một bộ phận sa sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng.v.v..thực trạng đó diễn ra ở nhiều nơi, nhất là ở những khu vực nông thôn, mà địa bàn nông thôn Hà Tĩnh là một ví dụ điển hình.
Bằng cách nhìn khách quan, khoa học và thực tiễn phong phú, kết hợp với cơ sở lý luận từ tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về cán bộ. Cán bộ là gì? vị trí, vai
89
trò của cán bộ ra sao? Những tiêu chuẩn, chuẩn mực người cán bộ của dân, do dân và vì dân là như thế nào theo tư tưởng của Hồ Chí Minh.v.v.. từ đó Luận văn đã đi sâu và làm rõ những vấn đề có tính thực tiễn trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay. Luận văn đã đánh giá và chỉ ra thực trạng đoàn viên, thanh niên, cũng như công tác đoàn hiện nay, làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn, nhất là đề ra bốn nhóm giải pháp cơ bản góp phần xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đoàn ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh nói riêng và xây dựng củng cố tổ chức cán bộ đoàn cơ sở trong cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Tuy vậy, việc “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn Hà Tĩnh”, chắc chắn còn chưa hoàn thiện và còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, song công trình sẽ góp phần nhỏ bé vào việc củng cố và kiện toàn hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đoàn ở cơ sở nông thôn, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà và từng bước thực hiện mục tiêu: xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng lòng mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
90