Kiểm soát, kiểm tra cán bộ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 49 - 51)

Trong công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng là một bộ phận quan trọng, một nội dung của phương thức lãnh đạo, góp phần giữ vững bản chất, mục tiêu, lý tưởng của Đảng… Đảng ta đã khẳng

định: Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng

phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chỉ rõ công tác kiểm tra, giám sát có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh luôn cho rằng phương pháp lãnh đạo là

44

phải gắn với công tác kiểm tra. Người nói “Đối với cán bộ có năm cách, chỉ đạo, năng cao, kiểm tra, cải tạo và giúp đỡ... Kiểm tra - Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm. Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”[51,276-277]. Quá trình kiểm tra phải tiến hành nghiêm ngặt, có như vậy mới chống được bệnh quan liêu, bàn giấy. Kiểm tra, đánh giá mới biết được ai làm, ai không làm, ai làm qua chuyện, có như vậy, sau này công việc mới được tiến hành nghiêm túc, có hiệu quả.

Muốn kiểm tra có hiệu quả theo Người phải coi trọng hai vấn đề: “Một là, việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là, người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”[50,287]. Công tác kiểm tra phải tiến hành ở mọi cấp, từ trung ương đến cơ sở, phải có một hệ thống cơ quan chuyên trách, việc kiểm tra phải tiến hành thường xuyên và người được chọn làm cán bộ kiểm tra phải có phẩm chất, năng lực tốt và có uy tín.

Đồng thời phải “khéo” kiểm tra theo hai cách: Một là từ trên xuống: “tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng là cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sữa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên” [50,288].

Với cách tiếp cận khoa học và lôgíc trên về công tác kiểm tra, giám sát, Hồ Chí Minh vừa cho thấy được sự chặt chẽ trong đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ trong cán bộ, đảng viên và từng người dân, nhưng đồng thời thông qua kiểm tra để phát huy vai trò làm chủ của người dân trong việc giám sát, đánh giá cán bộ. Tạo một cơ chế đồng bộ, hai chiều tác động, kiểm soát và chi phối lẫn nhau.

45

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 49 - 51)