Những kết quả đạt được ở trên tuy rất quan trọng, song so với yêu cầu, nhiệm vụ của Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay thì đội ngũ cán bộ Đoàn ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh chưa đáp ứng yêu cầu, quá trình xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn vẫn còn nhiều bất cập.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 03 –NQ/TU ngày 6 tháng 7 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chỉ thị, nghị quyết khác về công tác thanh niên vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao nhất. Ở một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên, do đó chưa chủ động nắm bắt, giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến thanh niên. Việc
71
thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thanh niên chưa đầy đủ, kịp thời. Còn có tư tưởng xem nhẹ vai trò của tổ chức Đoàn và cán bộ Đoàn nên chưa thực sự quan tâm tơi chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hàng năm. Sự quan tâm, phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, giữa chính quyền với tổ chức Đoàn chưa có sự đồng bộ. Nhiều hoạt động còn có tư tưởng phó mặc cho tổ chức đoàn.
Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ đoàn mặc dù đã có nhiều chuyển biến song chưa khoa học. Công tác quy hoạch cán bộ ở không ít nơi còn lúng túng, bị động, dẫn đến việc bố trí cán bộ chưa phù hợp, một số địa phương sau khi đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt hết tuổi công tác, nhưng chưa có kế hoạch bố trí, luân chuyển vị trí phù hợp, để cán bộ Đoàn làm trái ngành, trái nghề, thậm chí “ngồi chơi, xơi nước” một thời gian. Chưa có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ Đoàn kế cận, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ. Một số địa phương còn có tư tưởng cục bộ, đưa con em của lãnh đạo địa phương vào đảm nhận cương vị thủ lĩnh Đoàn mà chưa đánh giá hết khả năng, năng lực của cán bộ.
Về trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, dưới sự tác động của toàn cầu hoá, một bộ phận cán bộ đoàn không bắt kịp với thời cuộc, chậm đổi mới tư duy dẫn đến tụt hậu so với đoàn viên thanh niên. Hiện nay, trong tổng số 262 tổ chức cơ sở đoàn ở nông thôn Hà Tĩnh, có tới 52 đồng chí bí thư Đoàn xã có trình độ chuyên môn 12/12, phó bí thư đoàn xã có trình độ 12/12 là 97 đồng chí. Về trình độ lý luận chính trị, chỉ mới có 1 đồng chí bí thư Đoàn xã có trình độ cử nhân chính trị [7,35]. Kỷ năng, nghiệp vụ của không ít cán bộ đoàn thiếu và yếu; vẫn còn cán bộ đoàn chưa thành thạo trong khâu tổ chức hoạt động, trong khâu xây dựng văn bản triển khai, thậm chí là bản lĩnh đứng trước diễn đàn.
72
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới. Đào tạo chưa gắn chặt với công tác quản lý, quy hoạch và sử dụng cán bộ Đoàn. Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo lạc hậu, thiếu tính thực tiễn, giáo trình và cơ sở vật chất không đồng bộ. Phương thức đào tạo chưa đa dạng. Không ít tổ chức Đảng, Đoàn ở địa phương, đơn vị chưa thực sự chú trọng đến công tác đánh giá cán bộ Đoàn hoặc đánh giá thiếu căn cứ khoa học, nặng về cảm tính; chưa có quy trình và tiêu chí cụ thể đánh giá cán bộ đoàn.
Chính sách cho cán bộ đoàn mới chỉ chú ý tới đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, các đối tượng khác chưa được quan tâm thoả đáng, chưa có sự thống nhất. Hiện nay, chỉ riêng có đội ngũ bí thư đoàn các xã ở nông thôn được biên chế và hưởng chế độ theo quy định của nhà nước, còn lại đội ngũ cán bộ cấp phó đang hưởng chế độ phụ cấp. Hàng tháng được hưởng mức cơ bản là 1.050.000 đồng. Đó là chưa kể đến đội ngũ cán bộ chi đoàn đoàn cơ sở, nhận chế độ theo mức thu nhập của từng địa phương với mức hưởng chế độ bình quân từ 200 – 300 ngàn đồng. Thậm chí có những địa phương mức phụ cấp này hết sức khiêm tốt, chỉ 20.000 đến 30.000 đồng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho dành cho công tác Đoàn còn nhiều hạn chế: Hầu hết các tổ chức đoàn cơ sở ở nông thôn hiện nay chưa có phòng làm việc riêng; thiếu các thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác Đoàn như: loa đài, máy hát, máy tính, máy ảnh.v.v.. Trong quá trình triển khai, tổ chức các hoạt động của Đoàn, tổ chức Đoàn bị động hoàn toàn về kinh phí hoạt động, kinh phí hoạt động còn mang nặng tư tưởng xin cho.
Những vấn hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ cơ sở đoàn ở nông thôn hiện nay và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
73