Củng cố, nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở của cấp ủy vùng nông thôn Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 91 - 92)

- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ

2.4.5. Củng cố, nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở của cấp ủy vùng nông thôn Hà Tĩnh

đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở của cấp ủy vùng nông thôn Hà Tĩnh

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn Hà Tĩnh, bên cạnh việc đổi mới lề lối, tác phong công tác của cán bộ đoàn, thì một yếu tố không thể thiếu chính là cũng cố, nâng cao nhận thức và tăng cường sức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành sở tại. Thực tế cho thấy, hiện nay một số ít cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn vùng nông thôn Hà Tĩnh chưa đánh giá đúng chức năng, nhiệm vụ nhất là vai trò của tổ chức Đoàn, nên còn có tư tưởng xem nhẹ tổ chức và cán bộ làm công tác Đoàn. Trong nhiều trường hợp chưa mạnh dạn phân công nhiệm vụ cho tổ chức Đoàn, thiếu phân công, theo dõi, đánh giá các phong trào và chương trình hoạt động của Đoàn. Điều này làm cho các hoạt động đoàn ở cơ sở khó khăn trong việc triển khai, nếu triển khai thì hiệu quả còn khiêm tốn. Cán bộ làm công tác Đoàn ở đây cũng vì thế không có cơ hội để rèn luyện, trưởng thành.

Việc củng cố, nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở của cấp ủy vùng nông thôn Hà Tĩnh cần thiết phải bắt đầu từ quá trình thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính trị, tư tưởng, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong nội bộ cấp ủy các cấp về công tác cán bộ. Quan tâm, triển khai nghiêm túc Nghị quyết 09 NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh khóa XVI về “ Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” và Thông báo kết luận số 18 – TB/TU ngày 26/2/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo cán bộ, công chức thuộc các ban, ngành cấp xã tham gia các chương trình, hoạt động của tổ chức Đoàn. Có phương án bố trí cán bộ công chức

86

đồng thời là bí thư, phó bi thư chi đoàn như: Công an viên kiêm bí thư chi đoàn hay cán bộ y tế thôn, bản đồng thời là bí thư, hoặc phó bí thư chi đoàn .v.v..Phát huy tính công khai, dân chủ trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển cán bộ Đoàn ở các cấp ủy Đảng, tránh tư tưởng cục bộ, bè phái muốn đưa con em của cán bộ lãnh đạo vào tổ chức mà xem nhẹ phong trào. Mỗi cấp ủy, chính quyền phải xác định công tác cán bộ Đoàn là công tác cán bộ của Đảng trước một bước nên phải “có gan cất nhắc cán bộ”, phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ; mạnh dạn phân công nhiệm vụ để cán bộ Đoàn tham gia. Đặc biệt phải có chính sách động viên, khích lệ tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ kịp thời, nhất là cán bộ Đoàn, những người còn non tẻ, hạn chế về kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ trong xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ở nông thôn hà tĩnh hiện nay (1991 2012) luận văn ths khoa học chính trị (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)