Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị 2015 (Trang 25 - 27)

Một NHTM sẽ không thể hoạt động được nếu không tạo được nguồn vốn. Tuy

nhiên, ngân hàng cũng không thể tạo lập nguồn vốn đó bằng mọi giá mà sẽ phải trả lời được hai vấn đề chủ yếu sau đây:

- Chi phí để có thể được nguồn vốn là bao nhiêu?

- Mối quan hệ phụ thuộc và rủi ro của mỗi nguồn vốn.

NHTM trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay cần phải biết mỗi khoản mục chi phí bao gồm những gì. Điều này đặc biệt chính xác đối với huy động vốn bởi vì đối với hầu hết các ngân hàng và tổ chức tín dụng, chi phí trả lãi cho nguồn vốn là cao nhất trên cả chi phí nhân viên, chi phí quản lý gián tiếp và các khoản chi phí nghiệp vụ khác.

Tuỳ theo phần mềm công nghệ cũng như quan điểm của từng ngân hàng mà chi phí huy động vốn có thể được tính toán bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, chi phí huy động vốn của các NHTM nói chung có thể được xác định theo những phương pháp phổ biến sau:

U

Phương pháp chi phí bình quân

Phương pháp chi phí bình quân là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phí huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân

hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi huy động. Thương số của lãi suất phải trả và tổng mức vốn đi huy động trong quá khứ tạo thành chiphí bình quân gia quyền.

22

Công thức tính chi phí lãi suất bình quân như sau:

Chi phí lãi bình quân = Tổng chi phí lãi

Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ lệ này cho thấy 100 đồng vốn huy động tốn bao nhiêu đồng chi phí trả lãi.Tỷ lệ này thấp cho thấy NHTM đã huy động được nguồn vốn với giá rẻ.

Phương pháp nói trên có ích cho ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư như thế nào. Tuy nhiên, việc tính toán như trên là thật sự chưa hoàn hảo bởi vì nó chỉ mới dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nghĩa là vẫn còn có nhiều chi phí khác cần phải tính thêm để thật sự có được nguồn vốn. Các chi phí cấu thành này bao gồm:

Chi phí phi lãi suất:

+ Tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp

+ Chi phí dự trữ bắt buộc:là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một

tài khoản tiền gửi không hưởng lãi (hoặc hưởng lãi suất thấp) tại NHNN. Nó được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trong một khoản thời gian nào đó. Mức dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, loại tiền gửi, quy mô và tính chất hoạt động của NH.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tỷ lệ nghịch với hệ số mở rộngtiền gửi.

+ Chi phí bảo hiểm tiền gửi: Là khoản chi phí mà NHTM chi trả cho việc tham gia bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền theo quy định theo quy định luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18/06/2012.

Như vậy tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí có thể tính như sau:

Tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn

=

Tổng chi phí trả lãi + phí lãi Tổng mức cho vay đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác

Việc chi phí huy động vốn sẽ tác động đến thu nhập của việc sử dụng nguồn vốn huy động, vì thế các ngân hàng luôn tìm cách giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận. Thu

23

nhập là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Thu nhập từ sử dụng vốn = Doanh thu từ lãi sử dụng vốn – Chi phí huy động vốn

Để xem xét hiệu quả huy động vốn người ta thường sử dụng thêm chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận vốn huy động (TSLNVHĐ). Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

TSLNVHĐ =

Thu nhập sau thuế vốn huy động*100%

Chi phí vốn huy động

U

Phương pháp chi phí vốn biên tế

Phương pháp bình quân tuy có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ để xem xét chi phí và tỷ suất sinh lợi tối thiểu đã thực hiện của ngân hàng. Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng là cho hiện tại và tương lai. Vậy để được số vốn cho yêu cầu tín dụng, ngân hàng sẽ phải tốn phí bao nhiêu.

Nếu lãi suất có xu hướng giảm trong tương lai thì chi phí biên của vốn huy động sẽ có thể thấp hơn nhiều so với các nguồn vốn còn lại của ngân hàng. Một số khoản cho vay và đầu tư không có lãi khi so sánh với chi phí trung bình, sẽ có thể có mức lời đáng kể khi so với mức chi phí biên thấp hơn vào thời điểm hiện tại để đầu tư vào những khoản vay đầu tư mới.

Chi phí biên =

Lãi suất x Tổng vốn huy động theo lãi suất mới

- Lãi suất cũ x Tổng vốn huy động theo lãi suất cũ . Tỷ lệ chi phí biên =

Thay đổi trong

chi phí :

Vốn lưu động tăng

thêm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị 2015 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)