NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.4.2. Chi phí huy động vốn và lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn
Vietinbank áp dụng phương pháp chi phí bình quân quá khứ, vừa để kiểm soát chi phí huy động vốn của ngân hàng, vừa để lập báo cáo về chỉ tiêu huy động vốn trong một thời kỳ đã qua. Dựa vào đó các nhà quản trị ngân hàng có cơ sỡ phân tích, đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Trên cơ sỡ đó, các nhà quản trị có phương hướng để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình cụ thể, nhằm tối đa hóa nguồn vốn huy động và đảm bảo lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi và các chi phí lãi như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị. Trong đó, chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của
ngân hàng.
Tỷ suất chi phí lãi bình quânnăm 2012 là 5,23%. Để huy động được 1 đồng tiền gửi phải chi bình quân 0,0523 đồng chi phí lãi. Năm 2013 chi phí trả lãi 104,16 tỷ tăng
30,11 tỷ so với năm 2012 tốc độ tăng 40,12%, quy mô tiền gửi huy động cũng tăng lên, tỷ suất chi phí lãi bình quân 6,02% tăng 0.79% so với năm 2012. Để huy động được 1 đồng tiền gửi phải chi bình quân 0,0602 đồng chi phí lãi và tăng 0,0079 đồng so với năm 2012. Đến năm 2014 tỷ suất chi phí lãi bình quân ở mức 4,95% giảm
1,07% so vớinăm 2013 chi phí trả lãi giảm 10,45 tỷ đồng.
Mặc dù quy mô nguồn huy động năm 2013 tăng 245 tỷ đồng hơn so với 2012 nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động huy động vốn giảm mạnh đạt 23,802 tỷ đồng, giảm
hơn so với năm 2012 là 16,5 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của việc lợi nhuận giảm đó là chênh lệch lãi suất mua vốn nội bộ so với lãi suất huy động giảm, tỷ lệ chi phí trả lãi bình quân năm 2013 tăng 0,79 cao hơn so với năm 2012từ 5,23% lên 6,02%.
50
Lợi nhuận từ HĐV= số dư huy động bình quân từng kỳ hạn, từng phân khúc khách hàng * (lãi suất mua vốn bình quân- lãi suất huy động vốn bình quân) của từng kỳ hạn, từng loại hình khách hàng. (Lợi nhuận HĐV chưa tính đến chi phí hoạt động khác)
Bảng 2.8. Chi phí và kết quả lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 (+/-) 2013/201 2 % (2013/2 012) (+/-) 2014/ 2013 % 2014/ 2013 Nguồn huy động (1) 1435 1680 1893 Lợi nhuận từ HĐV TCKT (2) 23,129 16,734 17,025 (6,395) -27,64 0,291 1,74 Lợi nhuận từ HĐV KH cá nhân (3) 21,459 12,116 18.71 (9,343) -43,54 6,594 54,42 Chi phí trả lãi (4) 75,05 104,16 93,703 30,11 40,12 (10,45 7) - 10,04 Chi phí Dự trữ bắt buộc (5) 3,455 4,045 4,56 0,59 16,2 0,515 12,73
Chi phí Bảo Hiểm
tiền gửi (6) 0,748 1,003 1,575 0,255 0,34 0,572 57,03 Lợi nhuận HĐV (7)=( 2)+(3 )-(5)- (6) 40,385 23,802 29,600 (16,583) -38,22 5,798 24,36 Chi phí trả lãi bình quân (%) (8)= (4)/( 1)*1 00 5,23 6,02 4,95 0,79 15,1 (1,07) - 17,78
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Quảng Trị)
Năm 2014, lợi nhuận từ việc huy động vốn đã trở lại đà tăng tương ứng với việc NHTMCP CTVN áp dụng lãi suất mua vốn linh hoạt hơn, dẫn đến chênh lệch mua và bán vốn huy động tăng. Năm 2014 lợi nhuận từ huy động vốn đạt 29,6 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2013 là 5,798 tỷ đồng (24,36%). Quy mô huy động năm 2014 tăng so với năm 2013, chi phí lãi thấp so với năm 2013 giảm 17,78%, thêm vào đó chênh lệch lãi suất mua bán vốn giảm tăng lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Lợi nhuận từ huy động vốn năm 2012 ,2013 của khối khách hàng là tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khối khách hàng cá nhân. Như phân tích ở các phần trên nguồn vốn KHDN của chi nhánh phụ thuộc vào nguồn BHXH, các định chế tài chính, nguồn tiền gửi KBNN, tuy nhiên đến năm 2014 tỷ trọng này đã thay đổi, khối khách
51
hàng cá nhân (tiền gửi dân cư) có tỷ trọng lớn hơn. Điều này cho thấy sự điều hành của chi nhánh đẩy mạnh về huy động dân cư, có được nguồn vốn bền vững hơn cũng như đạt được lợi nhuận ổn định hơn. Tuy nhiên để có được sự bức phá về lợi nhuận từ huy động vốn, cũng như căn cứ vào cơ chế điều hành lã suất mua bán vốn FTP chi nhánh cần quan tâm hơn việc mở rộng tiền gửi doanh nghiệp nguồn không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán để thu được lợi nhuận tốt nhất cho chi nhánh.