Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn huy động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị 2015 (Trang 50 - 52)

NHÁNH QUẢNG TRỊ

2.3.1.3. Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn huy động

Bảng 2.6. Cơ cấu nguồnvốn theo kỳ hạn huy động

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Thực hiện 2012 Thực hiện 2013 Thực hiện 2014

Số

liệu Tỷ trọng (%) liệusố Tỷ trọng (%) liệusố Tỷ trọng (%)

Tổng nguồn vốn 1,435 1,680 1,893 Không kỳ hạn 209 14,6 312 18,6 405 21,4 Có kỳ hạn 1,226 85,4 1,368 81,4 1,488 78,6 + Ngắn hạn 912 74,4 1,068 78,1 1,121 75,2 + Trung và dài hạn 314 25,6 300 21,9 367 24,6

Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietinbank Quảng trị)

Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn cho thấy nguồn không lỳ hạn tăng về số lượng lẫn tỷ trọng qua các năm nhưng tốc độ tăng không cao lắm, nguồn có kỳ hạn tăng về số lượng nhưng tỷ trọng giảm dần trên tổng nguồn huy động, cụ thể:

Nguồn vốn huy động tại chi nhánh tập trung chủ yếu phần lớn ởnguồn vốn có kỳ hạn ( bao gồm tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân, tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư và các công cụ nợ như kỳ phiếu, CCTG.Năm 2012 đạt 1,226 tỷ đồng chiếm 85,4%

trong tổng nguồn huy động, năm 2013 đạt 1368 tỷ đồng chiếm 81,4% trong tổng nguồn huy động, năm 2014 đạt 1488 tỷ đồng đạt 78,6 % trong tổng nguồn huy động.

Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động được trên 74% nguồn có kỳ hạn. Trong khi đó tỷ trọng vốn trung dài hạn rất thấp. Nguyên nhân của điều này chính các hình thức huy động vốn trung và dài hạn của chi nhánh như: tiền gửi trên 12 tháng

và phát hành công cụ nợ trung, dài hạn chưa triển khai có hiệu quả. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn điều này cũng gấy khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý kỳ hạn khi dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do đó để tập trung nguồn vốn trung và dài hạn ngày càng tăng trưởng thì chi nhánh cần tập trung vào việc nghiên cứu các đặc điểm của đối tượng khách hàng cá nhân để phát triển các sản phẩm và phương thức huy động vốn phù hợp và hiệu quả.

47

Nguồn tiền gửitiết kiệm dân cưcó kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn gửi có

kỳ hạn bởi lãi suất loại tiền gửi này cao hơn nhiều so với tiết kiệm không kỳ hạn. Khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm tiền gửi từ 12 tháng trở xuống do có lãi

suất phù hợp với nhu cầu và nếu rút trước hạn, khách hàng vẫn được thanh toán bằng lãi suất không kỳ hạn.

Qua biểu đồ ta thấy nguồn vốn không kỳ hạn tại chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động nhưng khá ổn định và có tăng trưởng từ năm 2012 đến 2014. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân và doanh nghiệp. Nguồn vốn không kỳ hạn chủ yếu dành cho các khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán, lãi suất huy động thấp nên không thu hút khách hàng. Tuy nhiên đây cũng là nguồn vốn chiến lược của chi nhánh đối với khách hàng tiền gửi thanh toán, vừa thu hút được nguồn vốn giá rẻ, vừa kết hợp các dịch vụ thanh toán đi kèm như chuyển tiền, trả lương qua thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu.

Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Năm 2012 nguồn vốn không kỳ hạn đạt 209 tỷ chiếm 14,6% trong tổng nguồn huy động. Năm 2013 huy động đạt 312 tỷ đồng chiếm 18,6% trong tổng nguồn huy động. Năm 2014huy động 405 tỷ đồng chiếm 21,4% trong tổng nguồn huy động.

209 312 405 1226 1368 1488 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

có kỳ hạn không kỳ hạn

48

Chi nhánh cần chú trọng và đẩy mạnh công tác huy động vốn từ nguồn giá rẻ này bởi đây là nguồn có chi phí trả lãi rất thấp. Mặc dù sự biến động của loại nguồn vốn này rất cao nhưng với lượng khách hàng luôn ổn định và tăng dần qua các năm thì việc chuyển, rút thường xuyên của khách hàng không quá lo ngại về khả năng thanh toán của chi nhánh. Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn

trong cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn trong dân cư chiểm tỷ trọng nhỏ.

Cơ cấu nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng mà lãnh đạo chi nhánh cần quan tâm để có các định hướng phát triển, mở rộng nguồn vốn phù hợp với thị trường,

tâm lý của người gửi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao lợi nhuận trong

hoạt động huy động vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị 2015 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)