Bảng 3.1: Tình hình thu NSTW và NSĐP giai đoạn 2006 Ờ 2014
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn thu NSTW 166.058 216.015 227.818 273.141 303.472 398.679 493.675 519.836 495.189 Thu NSTW hưởng theo phân cấp 160.058 198.415 220.818 263.141 302.472 388.679 471.275 519.836 495.189 - Thu thuế, phắ và các 157.558 195.415 217.218 258.141 297.472 383.679 466.275 514.836 490.689
khoản thu khác - Thu từ nguồn viện trợ không hoàn lại 2.500 3.000 3.600 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 4.500 Thu chuyển nguồn 6.000 17.600 7.000 10.000 1.000 10.000 22.400 - - Nguồn thu NSĐP 130.975 150.543 175.415 217.146 265.219 332.529 420.858 489.759 489.759 Thu NSĐP hưởng theo phân cấp 77.842 83.485 102.182 126.759 159.028 206.321 269.225 296.164 296.164 Thu bổ sung từ NSTW 51.133 65.658 71.153 86.287 106.191 126.208 151.633 193.595 193.595 - Bổ sung cân đối 22.363 39.849 42.489 45.897 52.736 93.779 107.743 131.511 131.511 - Bổ sung có mục tiêu 28.770 25.809 28.664 40.390 53.455 32.429 43.890 62.084 62.084 Thu chuyển nguồn 2.000 1.400 2.080 4.100 - - - - -
Nguồn: Vụ ngân sách- Bộ Tài Chắnh
Trong giai đoạn 2006 Ờ 2012, tốc độ thu ngân sách nước ta tăng nhanh, năm 2008 Ờ 2010 có tốc độ tăng hơi chậm hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy Việt Nam không bị khủng hoảng lây lan đến nhưng cũng chịu các tác động tiêu cực về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát tăng cao, sự thay đổi liên tục các chắnh sách kinh tế nhằm tránh tình trạng khủng hoảng trong nước. Trong giai đoạn này, Chắnh phủ đã thực hiện định mức phân bổ và cơ chế ổn định đối với NSĐP, số thu NSTW tăng bình quân 20,3% trong khi số thu NSĐP tăng bình quân 21,6%/năm, tác động tắch cực đến tốc độ tăng tổng thu NSNN.
Trong số thu NSTW, nguồn thu NSNN hưởng theo phân cấp là nguồn thu chắnh, chiếm hơn 90% tổng nguồn thu NSTW. Nguồn thu này tăng dần, năm 2012 số thu này đã tăng lên gần 3 lần so với 6 năm trước đó, cho thấy sự tăng nhanh về cơ cấu và quy mô thuế, phắ và các khoản thu khác thu được, đặc biệt là các thuế cơ bản như thuế giá trị gia tăng, hàng hóa nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành, các khoản thuế và thu khác từ dầu khắ. Bên cạnh đó, thu NSĐP được hưởng theo phân cấp tăng lên cũng đến từ sự tăng lên về số lượng và quy mô thu NSNN nộp lên TW của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có tỷ lệ điều tiết nhỏ hơn 100%. Năm 2007, có 11 tỉnh có nộp lên NSTW thì đến năm 2012 đã có thêm 2 tỉnh Bắc Ninh và Quảng Ngãi. Các tỉnh trên có tỷ lệ điều tiết nguồn thu giữa NSTW và NSĐP giảm dần cùng số thu tăng lên phù hợp tốc độ phát triển kinh tế theo điều kiện từng địa phương.
Thu NSĐP cũng có sự tăng đáng kể, chủ yếu do thu NSĐP hưởng theo phân cấp, từ năm 2007 đến năm 2012 trung bình tăng 26,42%/năm, cho thấy sự gia tăng tắnh tự
chủ NSĐP, các địa phương dần tận thu được các nguồn thu hưởng 100% từ thuế mà địa phương được hưởng, đặc biệt là khoản thu từ thuế đất đã được TW giao toàn bộ cho địa phương quản lý. Tuy hoạt động quản lý các khoản thu còn nhiều vấn đề đối với một số địa phương, nhưng hoạt động này không chỉ tạo thuận lợi về tăng thu NSĐP từ thuế đất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động KT - XH trên địa bàn, góp phần tăng thêm các khoản thu khác, phát triển kết cấu hạ tầng ở địa phương.
Các khoản thu bổ sung cân đối từ NSNN cũng có tốc độ tăng dần, tuy nhiên không bằng tốc độ tăng thu ngân sách hưởng theo phân cấp, trung bình 24,4%/năm. Khoản thu bổ sung này tập trung chủ yếu ở khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn, cần đẩy mạnh an ninh quốc phòng như các khu vực miền núi phắa Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ này so với tốc độ tăng trưởng GDP giảm dần cho thấy sự chuyển biến tắch cực đối với điều kiện phát triển địa phương, có khả năng một số tỉnh, thành phố sẽ có đóng góp lên NSTW.
Về tỷ trọng thu ngân sách theo phân cấp, tỷ trọng nguồn thu NSTW so với tổng thu ngân sách luôn cao, lớn hơn khá nhiều so với NSĐP, ở mức 53,5% đến 60%. Tỷ lệ NSTW so với NSĐP trong giai đoạn này giảm dần; từ 1,26 lần năm 2006 giảm xuống còn 1,17 lần vào năm 2012. NSĐP dần tận dụng hết, chủ động được các khoản thu địa phương nhưng cũng đòi hỏi NSTW càng phải đảm bảo được vai trò chủ đạo của mình. Nhìn chung, các khoản thu NSTW và NSĐP có tốc độ tăng trưởng tắch cực trong giai đoạn này, phù hợp với tốc độ phát triển các địa phương và cả nước.
Trong giai đoạn 2006 Ờ 2012, chi NSTW cao hơn 2 lần so với chi NSĐP do nhiệm vụ chi các cấp TW, chú trọng vào các chi tiêu trọng điểm cấp quốc gia. Các khoản chi NSTW và NSĐP đều tăng mạnh theo nhu cầu chi tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2008- 2010, nhu cầu chi tiêu tăng đáng kể nhằm thực hiện các chắnh sách ổn định kinh tế trước tình hình khủng hoảng kinh tế lan rộng. Giai đoạn này, NSNN có số chi luôn gấp 1,3 đến 1,4 lần số thu; chủ yếu chi thường xuyên cho sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, chi hoạt động của các cơ quan hành chắnh Nhà nước, an ninh, quốc phòng, an ninh xã hội, bảo hiểm xã hội, trợ cấp. Năm 2012, tỷ trọng chi thường xuyên của NSNN, chiếm ở mức 61,7%, bao gồm NSTW 60,97% và NSĐP 62,2%.
NSTW có số chi rất lớn, khoản chi thuộc nhiệm vụ của NSTW theo phân cấp luôn lớn hơn tổng thu NSTW. Tuy 13 tỉnh có tỷ lệ điều tiết dưới 100% nhưng con số này là rất nhỏ so với tổng 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Và số thu ngân sách do các tỉnh nộp về NSTW không đủ bù đắp khoản chi cân đối NSĐP, tác động tiêu cực đến tình trạng bội chi NSNN.
Bảng 3.2: Chi NSTW và NSĐP giai đoạn 2006 Ờ 2014 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Chi NSTW 214.558 272.515 294.718 360.441 423.172 519.279 633.875 681.836 681.836 Chi thuộc nhiệm vụ của NSTW theo phân cấp 163.425 206.857 223.565 274.154 316.981 393.071 482.242 488.241 488.241 Bổ sung cho NSĐP 51.133 65.658 71.153 86.287 106.191 126.208 151.633 193.595 193.595 - Bổ sung cân đối 22.363 39.849 42.489 45.897 52.736 93.779 107.743 131.511 131.511 - Bổ sung có mục tiêu 28.770 25.809 28.664 40.390 53.455 32.429 43.890 62.084 62.084 Vay bù đắp bội chi NSNN 48.500 56.500 66.900 87.300 119.700 120.600 140.200 162.000 162.000 Chi NSĐP 130.975 150.543 175.415 217.146 265.219 332.529 420.858 489.759 489.759
Chi cân đối
NSĐP 102.205 124.734 146.751 176.756 211.764 300.100 376.968 427.675 427.675 Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu 28.770 25.809 28.664 40.390 53.455 32.429 43.890 62.084 62.084
Nguồn: Vụ ngân sách- Bộ Tài Chắnh.
Tình trạng thu chi của NSĐP đóng vai trò rất quan trọng không chỉ với địa phương đó mà còn với địa phương khác và NSNN của quốc gia, tác động đến trạng thái NSNN. NSĐP trước khi có bổ sung ngân sách từ TW có tổng chi trung bình gấp 1,4lần tổng thu NSĐP tuy có 13 tỉnh, thành phố đã tự cân đối ngân sách, tự chủ trong các hoạt động chi tiêu của địa phương nhưng với các địa phương khác. Một số tỉnh nghèo, có dân số đông, điều kiện tự nhiên hạn hẹp hay chưa tận dụng hết tài nguyên như Thái Bình, Nghệ An, Bến Tre, chênh lệch chi Ờ thu địa phương còn lên đến 2 lần. Năm 2012, có 46 tỉnh, thành phố trực thuộc TW có chi địa phương vượt thu ngân sách hơn 1,5lần. Các khoản thu Ờ chi ngân sách giữa các địa phương còn chênh lệch tùy thuộc vào điều kiện địa lý, tài nguyên, an ninh quốc phòng, kết cấu hạ tầng và khả năng cùng chắnh sách thúc đẩy của Nhà nước đối với sự phát triển của địa phương. Các tỉnh có mức bội chi ngân sách trước cân đối lớn thường là các tỉnh nghèo, điều kiện tự nhiên hạn chế, luôn đòi hỏi nguồn bổ sung lớn từ NSTW lâu dài, ảnh hưởng đến mức bội chi NSNN trong dài hạn.
Nhìn chung, hệ thống thu chi NSTW và NSĐP đã có định mức phân bổ rõ ràng, thu Ờ chi NSTW và NSĐP có sự tăng trưởng phù hợp sự phát triển kinh tế của quốc gia và của từng địa phương trong giai đoạn 2006 -2012. Hệ thống chi tiêu phân bổ ngân sách cụ thể, ưu tiên các địa phương miền núi vùng cao, điều kiện kém phát triển nhằm đảm bảo công bằng giữa các địa phương. Tuy nhiên, mức chi cho các hoạt động
cấp TW còn cao, đa số các địa phương nằm trong tình trạng mất cân đối, làm hạn chế tắnh tự chủ, chủ động của địa phương trong các hoạt động KT - XH tại địa phương; cơ chế Ộxin Ờ choỢ vẫn tồn tại làm ảnh hưởng đến cân đối NSNN với mức bội chi ngân sách ở mức 5% GDP.
3.3. Phân tắch tắnh bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng.