Hồng trong khuân khổ của ngân sách Nhà nước.
Ớ Chiến lược chung NSNN giai đoạn 2011- 2020.
Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Hiệp hội các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới và xây dựng cộng đồng chung với 3 trụ cột chắnh: chắnh trị- an ninh, kinh tế văn hóa- xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Kinh tế toàn cầu vẫn chịu nhiều ảnh hưởng sau khủng hoảng, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Sự điều chỉnh chắnh sách các nước lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội, bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc trong thời kỳ chiến lược mới. Nhận thấy những cơ hội và thách thức, đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế xã hội và môi trường một cách sát thực là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Chiến lược đặt mục tiêu xây dựng nền tài chắnh quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chắnh, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chắnh- tiền tệ. Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP. Cụ thể, tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tắch lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 khoảng 33,5-35% GDP. Đến năm, 2020 đạt mức GDP từ 6,5-7%, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội từ 33-35% GDP, giảm dần nhập siêu xuống dưới 10% kim ngạch xuất khẩu.
Giai đoạn 2011- 2020 thu NSNN là 21-22%GDP. Thu nội địa giai đoạn 2011-2015 đạt 70% tổng thu NSNN và đến năm 2020 thu nội địa đạt 80% NSNN. Tổng thu từ thuế và phắ giai đoạn 2011-2015 là 22-23% GDP, giai đoạn 2016-2020 là 21-22% GDP.
Bên cạnh đó, đảm bảo an ninh, an toàn tài chắnh quốc gia, cân đối ngân sách tắch cực. Giảm mức bội chi NSNN xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 (tắnh cả trái phiếu Chắnh phủ) và giai đoạn 2016-2020 tương đương 4% GDP. Phấn đấu đến năm 2015 tổng mức dự trữ Nhà nước đạt 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.
Về tình hình nợ công, đến năm 2020 không quá 65% GDP, dư nợ Chắnh phủ không quá 55% GDP.
Có thể thấy các chiến lược được đặt ra vừa là thách thức vừa là cơ hội cho kinh tế Việt Nam. Nếu chiến lược thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ cải thiện tình hình thu NSNN, đảm bảo giám sát những nguồn thu ổn định và khai thác triệt để những nguồn thu tiềm năng; từ đó đảm bảo cho các hoạt động chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần giảm bội chi NS. Việt Nam là một nước mà vai trò của Nhà nước là tương
đối lớn, hầu hết các chắnh sách định hướng, mức độ đầu tư nguồn lực đều do cơ quan cấp TW triển khai và giám sát thực hiện ở các cấp địa phương. Vì vậy, địa phương chưa tự chủ trong các khâu đột phá; Nhà nước vẫn giữ vai trò quyết định. Những năm gần đây, kinh tế có nhiều bất ổn, thị trường co hẹp, nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc trong tình trạng cầm chừng nguồn thu NSNN bị giảm sút nghiêm trọng trong khi hoạt động chi vẫn tăng. Đó chắnh là những khó khăn mà quá trình triển khai thực hiện phải nỗ lực vượt qua.
Một trong những kế hoạch được đặt ra để nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chắnh quốc gia chắnh là động viên hợp lý các nguồn thu từ thuế, phắ và lệ phắ. Đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho NSNN. Điều chỉnh cấu trúc: tăng nguồn thu nội địa chiếm khoảng 70% tổng thu NSNN và đến năm 2020 đạt 80%, còn lại là thu xuất nhập khẩu và dầu thô.
Bên cạnh đó, chuyển giao thuế môn bài thành một khoản thu lệ phắ. Ở giai đoạn này cải cách chủ yếu các Luật thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, TNDN, TNCN, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế BVMT và các loại phắ, lệ phắ. Ngoài ra tiếp tục hoàn thiện một số khoản thu khác như chế độ thu từ tài nguyên khoáng sản. Tiếp tục thắ điểm và triển khai rộng rãi việc hiện đại hóa công nghệ thông tin kĩ thuật, quản lý thu qua các ngân hàng, hoàn thiện bộ máy tổ chức và các chế độ hỗ trợ phù hợp.
Không chỉ tăng cường đảm bảo nguồn thu NSNN, tinh thần chung trong chi NSNN là đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong đầu tư xây dựng các công trình kinh tế, xã hội có trọng điểm, nâng cao đầu tư vốn phát triển nông nghiệp nông thôn, ưu tiên giáo dục, cải thiện cơ sở hạ tầng ngành y tế còn nhiều bất cập,Ầ Bố trắ chi cho đầu tư phát triển từ NSNN bao gồm cả vốn trái phiếu Chắnh phủ theo Luật NSNN ở mức hợp lý; tập trung cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn, đồng thời, hoàn thiện cơ sở pháp lý để thu hút vốn đầu tư. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, giảm dần bội chi NSNNẦHiện nay, chi cho đầu tư phát triển với tỷ lệ ngày càng giảm (22,5-23%), yêu cầu đặt ra bây giờ là nguồn ngân sách phải bố trắ cho đầu tư phát triển không thể thấp hơn nữa, nhất là đầu tư vào các khâu đột phá phát triển đất nước.
Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2011- 2020 cần giao cho địa phương quyền tự chủ, tinh thần tự chịu trách nhiệm cao; đồng thời giám sát, thanh tra sai phạm về tài chắnh NSNN, đưa ra các mô hình phân tắch dự báo tình hình NSNN.
Về vấn đề nợ công, cố gắng kìm hãm mức nợ công của quốc gia ở ngưỡng an toàn theo chuẩn quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020 nợ công Việt Nam chỉ ở mức 65% GDP, dư nợ Chắnh phủ ko quá 55% GDP, năm 2020 dư nợ giảm dưới 50% GDP. Chắnh phủ
sẽ phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ của chắnh quyền Trung ương và chắnh quyền địa phương, thi hành các biện pháp cụ thể về tổ chức hành chắnh kinh tế.
Ớ Chiến lược, định hướng ngân sách các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói chung và ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình nói riêng giai đoạn 2011- 2020.
Căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như những chắnh sách chung của cả nước, có nhiều giải pháp về cơ chế, chắnh sách tài chắnh để tăng tốc cho vùng ĐBSH.
Bám sát mục tiêu chung của Chắnh phủ về kinh tế- xã hội và ngân sách. Tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh. Duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định. Có sự chuyển biến trong cơ cấu thu: tăng tỷ trọng thu nội địa trên toàn vùng.
Tiếp tục thực hiện công tác quản lý thu chặt chẽ nhất là những nguồn thu quan trọng nhằm đảm bảo nguyên tắc, phù hợp với luật pháp và nuôi dường được nguồn thu, đảm bảo thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Bộ máy quản lý thuế được đào tạo bài bản, công tác triển khai đảm bảo tránh thất thu, tham nhũng.
Tạo điều kiện thu hút, khai thác thị trường, khuyến khắch các hoạt động xuất khẩu. Thu hút công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tranh thủ thu hút các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư quốc gia, vốn trong dân.
Phát triển ổn định nền tài chắnh trong khu vực, phấn đấu cân đối ngân sách một cách tắch cực. Gia tăng nguồn tắch lũy cho đầu tư phát triển. Tiết kiệm và bố trắ hợp lý chỉ tiêu ngân sách và tiêu dùng dân cư. Định hướng tiêu dùng dân cư theo mục tiêu nâng cao cuộc sống cho đa số người dân tạo điều kiện cho dân số địa phương phát triển.
Đầu tư phát triển có hiệu quả vào các vùng còn nghèo khó, có tiềm năng nhưng kinh tế chưa phát triểnẦ
Ớ Riêng đối với Quảng Ninh, theo Quyết định: ỘPhê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030Ợ kế hoạch đặt ra:
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12% - 13%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9,5% - 10,5%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14% - 15%/năm; giai đoạn 2020 - 2030 đạt khoảng 6,7%/năm.GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2015 đạt 3.600 Ờ 4.000 USD; năm 2020 đạt 8.000 Ờ 8.500 USD; năm 2030 đạt khoảng 20.000 USD.
Phấn đấu tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trên 10%/năm. Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn đến năm 2020 dự kiến từ 580- 600 nghìn tỷ đồng. Đối
với nguồn vốn NSNN (bao gồm cả vốn ODA) dự kiến sẽ đáp ứng được 16,6% tổng nhu cầu vốn đầu tư chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng KT Ờ XH. Tiếp tục đầu tư chi đầu tư phát triển đặc biệt là chương trình nông thôn mới với cơ cấu vốn giai đoạn 2010- 2015: tổng nhu cầu vốn là 10.346.571 triệu đồng chiếm 65% tổng nhu cầu vốn đề án; trong đó NSNN 7 823 693 triệu đồng, trung bình/1 năm là 1.564.739 triệu đồng. Giai đoạn 2016- 2020: tổng nhu cầu vốn là 5.599.928 triệu đồng chiếm 35% tổng nhu cầu vốn đề án, trong đó NS 4.453.706 triệu đồng, trung bình/1năm là 890.741 triệu đồng. Cùng nhiều dự án đầu tư quan trọng khác đang được nghiên cứu.
Để đạt được điều này tỉnh đã định hướng:
- Cần khai thác bền vững, đảm bảo hoạt động khai thác phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch và chất lượng sống. Tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác tiên tiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, tận thu tối đa nguồn tài nguyên, cải thiện điều kiện cho người lao động; chú trọng giải quyết môi trường. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp- dịch vụ đi liền với bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện thu hút nguồn lực bên ngoài, nới lỏng chắnh sách cho các doanh nghiệp trong nước.
- Bên cạnh đó,tiếp tục cải cách hệ thống hành chắnh công, công tác thu thuế với việc mở các đại lý thuế trên địa bàn sau khi thắ điểm thành công. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, chủ động xây dựng kế hoạch chi trả nợ, phân kỳ đầu tư phù hợp để đảm bảo vốn cho các công trình, các dự án trọng điểm. Tranh thủ các nguồn vốn từ TW thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chắnh sách ưu đãi. Đầu tư xây dựng nông thôn, xây mới các công trình phát triển thương mại dịch vụ, giao thông,Ầ Đồng thời rà soát, bổ sung mới hoàn thiện các công trình bị đình trệ, ứ đọng vốn.
Chiến lược thu ổn định với những biện pháp cụ thể, đi đôi với kế hoạch chi tiêu dựa trên nền tảng thu NSĐP nhằm hướng tới sự bền vững NSĐP.
Ớ Đối với tỉnh Bắc Ninh.
Theo Quyết định ỘPhê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030Ợ kế hoạch đặt ra:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kì 2011- 2030 đạt khoảng 10,5%, trong đó giai đoạn đến 2015 là 13%, giai đoạn 2016- 2020 là 11,5%, giai đoạn 2021-2030 là 9%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2030 chiếm 33-35% GDP. Định hướng đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20 tỷUSD, thu NSNN trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 12%. Phấn đấu tới năm 2030: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 30 tỷ USD, thu NSNN trên địa bàn tăng bình quân khoảng 10%.
Để đạt được mục tiêu tỉnh cần định hướng:
- Tận dụng triệt để tiềm năng vốn có, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động sử dụng tốt mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nguồn vốn từ
dân cư, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi đó nguồn nội lực vẫn là chủ yếu, huy động tối đa từ các quỹ đất, các khu công nghiệp,Ầ Vì vậy, cần phải tăng cường thu nội địa (nhất là các khoản thuế, phắ) nhưng vẫn đảm bảo tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
- Đối với nguồn vốn đầu tư từ NSNN (gồm cả ODA), trong đó cả từ NSTW và NSĐP dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội; tăng tỷ lệ tắch lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh. Đối với các nguồn vốn khác, tập trung sử dụng có hiệu quả không dàn trải, cải thiện môi trường, quản lý chặt chẽ các dự án được thực hiện. Khuyến khắch tiết kiệm, đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn vay chi cho phát triển. Chuyển dịch nhanh cơ cấu theo hướng công nghiệp- dịch vụ làm trọng tâm. Đồng thời cải cách thủ tục hành chắnh, thể chế, hệ thống thuế điện tử,... Tiếp tục đầu tư, xây mới cơ sở hạ tầng, các làng nghề, xây dựng nông thôn mới cùng với các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Có thể thấy, trong tương lai chiến lược của tỉnh đặt ra hướng tới tăng trưởng và đảm bảo nguồn thu; bên cạnh đó có các kế hoạch chi rõ ràng, tiết kiệm xu hướng bền vững; kiểm soát được thu chi, nâng cao tắnh bền vững cho NSĐP.
Ớ Theo chiến lược tỉnh Thái Bình.
Với mục tiêu hướng tới bền vững NSĐP, chắnh quyền địa phương đã nỗ lực cải thiện kinh tế và đưa ra những tiêu chắ hướng tới trong dài hạn, theo Quyết định: ỘPhê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030Ợ:
Kì vọng tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 8,5%/năm trở lên trong giai đoạn 2016-2020. Định hướng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 2.000 triệu USD trở lên. Định hướng đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6.500 triệu USD. Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo chủ động các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước phấn đấu có tắch lũy cho nền kinh tế. Phấn đấu năm 2020 tổng thu nội địa đạt từ 4.100 tỷ đồng trở lên, tăng trưởng bình quân trên 8%/năm.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016- 2020 khoảng 166,5 nghìn tỷ đồng; dự kiến huy động từ các nguồn: vốn NSNN chiếm khoảng 24-25% (bao gồm vốn NSTW, tỉnh và NSĐP, chủ yếu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo đời sống, an ninh xã hội, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai); vốn doanh nghiệp trong nước và vốn từ dân cư chiếm khoảng 69-70%; vốn nước ngoài (ODA, FDI) chiếm khoảng 6-7%.
Để đạt được kế hoạch thu- chi đặt ra, tỉnh đã có những định hướng nhất định: - Thực hiện các biện pháp cải cách bộ máy quản lý thuế, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thu hút đầu tư, khai thác các nguồn thu tiềm năng, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh tăng quy mô thu nội địa, các khoản thu 100% để có điều kiện đầu tư mới cơ sở hạ tầng đô thị, khu vực ven biển,Ầ Nhằm mục đắch củng cố tắnh bền vững cho ngân sách tỉnh, để tăng nguồn thu chắnh quyền địa phương đã định hướng phát triển Thái Bình theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp toàn tỉnh, xây dựng những cánh đồng mẫu lớn với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, đẩy mạnh ngành dịch vụ tận dụng lợi thế biển, và đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới đang được Đảng bộ tỉnh hết sức quan tâm tập trung chỉ đạo quyết liệt.
- Ngoài ra, để tốc độ phát triển kinh tế nhanh, việc tăng chi là vô cùng cần thiết