Sự cần thiết tăng cường tắnh bền vững ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 29 - 30)

Tắnh bền vững của NSĐP có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện KT- XH của một địa phương và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển KT - XH- chắnh trị của đất nước:

- Trên phương diện chắnh trị: một địa phương không tự cân đối ngân sách trong dài hạn tạo nên sự phụ thuộc vào NSTW, ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định ngân sách và các hoạt động chắnh trị của địa phương trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, gánh nặng nợ của địa phương và bổ sung NSĐP từ NSTW sẽ tác động đến tình trạng thâm hụt và gánh nặng nợ của NSNN, sẽ tác động đến tiêu dùng, chỉ tiêu chi ngân sách, chắnh sách và mức thuế trong nước, làm bất ổn chắnh trị trong ngắn hạn. Một quốc gia thiếu tắnh bền vững, thường xuyên thâm hụt ngân sách, gánh nặng nợ càng cao trong khi khả năng thu NSNN không đủ bù đắp trong thời gian dài, dẫn đến Nhà nước không thể chi trả nợ, phải hoàn trả nợ hoặc tuyên bố vỡ nợ. Điều này không chỉ ảnh hưởng uy tắn của quốc gia trên quốc tế mà còn giảm khả năng vay nợ trong tương lai và ảnh hưởng đến quyền độc lập, tự chủ của quốc gia trong tương lai.

- Trên phương diện kinh tế: NSĐP thiếu tắnh bền vững ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng, các chắnh sách, chiến lược đầu tư, giảm chi cho các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế địa phương trong dài hạn, làm cho kinh tế địa phương tụt hậu so với các địa phương khác. Không chỉ vậy, địa phương chậm phát triển trở thành gánh nặng cho các địa phương khác khi Chắnh phủ phải phân phối ngân sách từ địa phương khác và tăng cường đầu tư nguồn lực cho địa phương. Nhiều địa phương có ngân sách thiếu bền vững làm nguồn bổ sung ngân sách từ TW tăng lên, tăng thâm hụt NSNN, dẫn đến nhiều tác động vĩ mô lên nền kinh tế như lạm phát, tăng chi phắ thanh toán nợ và không thực hiện được các mục tiêu kinh tế trong dài hạn.

- Trên phương diện xã hội: NSĐP không tự cân đối, gánh nặng nợ lớn làm chắnh quyền cấp trên dự toán NSĐP kỹ càng hơn. NSTW phải bổ sung nhiều hơn cho các hoạt động y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng tối thiểu của địa phương, ảnh hưởng các hoạt động đầu tư của TW về các dự án phát triển xã hội đến các địa phương khác.

Tắnh bền vững NSĐP là mục tiêu có sự ảnh hưởng không những đến địa phương mà còn đến các địa phương khác, từ đó ảnh hưởng toàn diện đến quốc gia, về chắnh trị, kinh tế, xã hội trong dài hạn. NSĐP cần tắnh bền vững nhằm phát triển toàn diện chắnh trị- KT- XH của địa phương nói riêng và các địa phương khác cùng cả nước nói chung. Do vậy cần tắnh toán, dự báo, xử lý thông tin và đánh giá chuẩn xác tắnh bền vững nhằm xử lý rủi ro và có giải pháp hợp lý thực hiện thu ngân sách cùng với nhu cầu sử dụng ngân sách trong hiện tại và khả năng trả nợ trong tương lai của địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w