Kiến nghị đối với Chắnh phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 108 - 124)

NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Bền vững ngân sách có ý nghĩa quan trọng, chiếm vị trắ then chốt bảo đảm sự bền vững và an ninh của khu vực tài chắnh công và kéo theo đó là sự bền vững của cả nền KT - XH. Song bền vững ngân sách cũng lại phụ thuộc vào sự ổn định, bền vững nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế và phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành thu và chi NSNN. Để đảm bảo tắnh bền vững của NSNN trong giai đoạn tới cần:

Thứ nhất, Luật NSNN Việt Nam cần được đổi mới cho phù hợp với các hướng đổi mới chung, trong đó cần đảm bảo các điều kiện về: tắnh thống nhất của NSNN cũng như vai trò chủ đạo của NSTW trong NSNN; đảm bảo việc phân cấp quản lý ngân sách các cấp chắnh quyền địa phương tuân thủ những nguyên tắc nhất định, phù hợp với kinh tế thị trường; đảm bảo tắnh tự chủ của ngân sách các cấp; đảm bảo quyền hạn đắch thực của các cơ quan dân cử trong việc quyết định và giám sát ngân sách; cải cách hành chắnh trong quản lý NSNN; có hệ thống định mức, tiêu chắ phân bổ ngân sách đầu tư ổn định, thắch hợp, phương thức hỗ trợ ngân sách.

Thứ hai, trong tình hình mất cân đối ngân sách, bên cạnh các giải pháp quyết liệt chống thất thu thì phải rà soát, triệt để tiết kiệm chi. Hiện nay, chi thường xuyên đã

chiếm khoảng 70% tổng chi ngân sách. Việc thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên là cần thiết. Các cấp, ngành đã nghiêm túc chấp hành, thực hiện tiết kiệm nhiều khoản như chi hội họp, lễ tết, công tác phắ, sử dụng xe côngẦ Tuy nhiên, còn lãng phắ rất lớn do kết quả cải cách hành chắnh hạn chế, đặc biệt là do bộ máy hành chắnh cồng kềnh, kém hiệu quả, cần sớm được quan tâm khắc phục. Mặt khác, nếu không khắc phục sớm tình trạng bộ máy cồng kềnh, có bộ phận không nhỏ CBCC không đáp ứng được yêu cầu thì việc tiết kiệm chi thường xuyên chung 10% vô tình sẽ làm khó khăn thêm cho đội ngũ CBCC có năng lực, làm việc trách nhiệm, mà điều kiện làm việc của họ vốn đã không nhiều thuận lợi, thu nhập thấp, sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, nhiệt huyết và hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC này. Bên cạnh việc củng cố, tinh giảm bộ máy hành chắnh Nhà nước, cũng cần có các giải pháp phù hợp đối với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội Ờ nghề nghiệp đang tỏ ra có nhiều bất cập trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, cần thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách quyết liệt, bài bản, thực chất và có hiệu quả hơn; Trong đó, quan tâm tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước với việc tháo gỡ khó khăn trong thoái vốn ngoài ngành để có nguồn vốn đầu tư phát triển. Nghiên cứu có chắnh sách phù hợp chấp nhận khoản giá trị ỘâmỢ do đầu tư ngoài ngành thành khoản lỗ và hạch toán vào kết quả SXKD để đẩy nhanh tiến trình thoái vốn (Lẽ dĩ nhiên là có sự kiểm tra, giám sát, xác định nguyên nhân và xử lý nghiêm trách nhiệm đối với những trường hợp cố tình sai phạm làm thất thoát vốn Nhà nước). Đồng thời, cần tạo sự đột phá trong cổ phần hóa DNNN để thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển SXKD.

Thứ tư, nghiên cứu có hệ thống giải pháp đồng bộ về KHCN, quản trị hiện đại, phát triển nhân lựcẦ để nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động Ờ tức là đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn nhưng tốn ắt nguồn lực (vốn, lao động) hơn.

Thứ năm, cần có kế hoạch phát triển KT - XH với hệ thống chỉ tiêu nhất quán, đồng bộ, xuyên suốt và có tắnh trung, dài hạn. Khi kiểm điểm kết quả thực hiện và xác định kế hoạch hàng năm, có phân tắch, liên kết với kế hoạch trung, dài hạn để vừa đảm bảo mục tiêu ngắn hạn, vừa hướng tới và bảo đảm hài hòa với mục tiêu trung, dài hạn một cách đắch thực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Bên cạnh chiến lược chỉ đạo chung của cấp Trung ương về NSNN và chiến lược kinh tế chung của vùng, các địa phương đều có những cách thức triển khai khác nhau phù hợp điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh. Định hướng phát triển với những mục tiêu cụ thể rõ ràng về tình hình hình thu- chi và các giải pháp trong dài hạn giúp địa phương chủ động nâng cao tắnh bền vững ngân sách địa phương.

Để tăng cường tắnh bền vững NSĐP, địa phương đã đề ra nhiều giải pháp quyết liệt về thu ngân sách với quyết tâm phấn đấu hoàn thành dự toán ở mức cao nhất. Theo đó, hệ thống chắnh trị, các cấp, các ngành, các địa phương vào cuộc, phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác điều hành thu, chi ngân sáchẦ Dưới đây là một số giải pháp có tắnh khả thi cao cần áp dụng hiệu quả:

Thứ nhất, đảm bảo các nguồn thu, chống lãng phắ, thu-chi đúng mục đắch, rõ ràng, minh bạch, công khai.

Thứ hai, chống thất thu và chuyển giá với các nguồn thu ngân sách.

Thứ ba, tăng cường kiểm soát chi tiêu một cách hiệu quả.

Thứ tư, cân đối ngân sách cấp tỉnh cần theo nguyên tắc lấy thu thường xuyên từ trong nội bộ nền kinh tế của địa phương để chi thường xuyên và đảm bảo chi thường xuyên phải nhỏ hơn khoản thu thường xuyên.

Thứ năm, vận dụng sức mạnh tổng hợp.

Thứ sáu, lập quỹ dự trữ tài chắnh và dự phòng ngân sách.

Thứ bảy, xác lập các tiêu chắ phân tắch đánh giá mức độ ổn định bền vững của NSĐP.

Cuối cùng, ta cần có mô hình định lượng để đánh giá tác động một cách chi tiết của các yếu tố ảnh hưởng tới tắnh bền vững của NSĐP. Qua đó, chúng ta sẽ có thể đề ra các biện pháp cụ thể hơn để nâng cao tắnh bền vững của NSĐP.

Dựa trên phân tắch thực tế chương 3 và mô hình của chương 4 nhóm cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chắnh phủ nhằm nâng cao tắnh bền vững của NSNN nói chung và NSĐP nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, kinh tế Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Do đó, đảm bảo tắnh bền vững ngân sách Nhà nước là một vấn đề vô cùng cấp thiết nhằm ổn định tình hình kinh tế- xã hội- chắnh trị của đất nước. Chắnh vì vậy, bài nghiên cứu của tập thể tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực tiễn về tắnh bền vững ngân sách Nhà nước trên giác độ nghiên cứu tắnh bền vững ngân sách địa phương với ba đại diện cho ba nhóm địa phương có đóng góp cho ngân sách Nhà nước, nhóm địa phương bắt đầu có đóng góp, nhóm địa phương không có đóng góp. Cụ thể, nhóm tác giả đã lựa chọn ba tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình- tương ứng với ba nhóm địa phương trên.

Trong đó, phần nội dung được chi tiết hóa với 5 chương nhằm phân tắch chuyên sâu tắnh bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình. Có thể khái quát những kết quả đề tài đã đạt được, đó là:

Thứ nhất, đề tài đã cung cấp cho người đọc những lý luận chung về vai trò, đặc điểm, nội dung ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương cùng những điểm cơ bản về phân cấp thu chi các cấp. Đây là cơ sở nền tảng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan khoa học về ngân sách và các vấn đề liên quan. Từ đó, tạo tiền đề nghiên cứu về tắnh bền vững ngân sách Nhà nước, tắnh bền vững ngân sách địa phương.

Thứ hai, dựa trên cơ sở lý thuyết chung về hệ thống phân cấp NSNN, các tài liệu sách báo trong và ngoài nước, nhóm tác giả đã tiếp tục phân tắch, tổng hợp các cơ sở lý thuyết về tắnh bền vững NSNN và tắnh bền vững NSĐP, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá cũng như phân tắch tắnh bền vững thu, chi của NSĐP nói chung. Đề tài cũng đề cập tới kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong việc thực hiện các chắnh sách định hướng quản lý nhằm nâng cao tắnh bền vững ngân sách, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ ba, sau khi phân tắch lý thuyết cơ sở và kết hợp với cái nhìn khách quan thông qua những số liệu thực tế trong một giai đoạn dài, nhóm tác giả đã có những đánh giá khá rõ nét tắnh bền vững của ngân sách của ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: về cơ bản, cả ba tỉnh đều có những thay đổi tắch cực trong việc thực hiện thu và chi ngân sách, có nhiều điểm sáng trong việc nâng cao tắnh bền vững của ngân sách địa phương. Cụ thể, Quảng Ninh luôn là tỉnh có đóng góp cho ngân sách Trung ương, Bắc Ninh những năm gần đây đã bắt đầu có đóng góp, Thái Bình tuy chưa có đóng góp nhưng đã có những biểu hiện khá tắch cực có nhiều hứa hẹn có thể tự chủ ngân sách trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cả ba tỉnh đều không thể tránh khỏi những hạn chế yếu kém, nhược điểm cần khắc phục, đặc biệt là trong công tác quản lý, sử dụng nguồn thu chi ngân sách. Điều

này, đặt ra thách thức, nhiệm vụ cho mỗi địa phương trong tương lai phải tìm được những giải pháp hợp lý để nâng cao tắnh bền vững ngân sách địa phương.

Thứ tư, có thể thấy điểm nhấn của công trình nghiên cứu chắnh là việc xây dựng mô hình hồi quy tuyến tắnh với các biến: thu NSĐP/ tổng thu NSNN trên địa bàn, chi NSĐP/ tổng thu NSNN trên địa bàn, thu thường xuyên/ chi thường xuyên để đánh giá tắnh bền vững của các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình và Bắc Ninh. Từ kết quả mô hình, nhóm tác giả khuyến nghị các tỉnh tăng cường ổn định kinh tế, đảm bảo nguồn thu bền vững cũng như nâng cao hiệu quả chi, đồng thời duy trì một tỷ lệ phù hợp giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên.

Thứ năm, song song với chiến lược chỉ đạo chung của cấp Trung ương về NSNN và chiến lược kinh tế vùng, các địa phương đều có những cách thức triển khai khác nhau phù hợp điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh. Định hướng phát triển với những mục tiêu cụ thể rõ ràng về tình hình hình thu- chi và các giải pháp trong dài hạn là những điều kiện cần nhằm giúp địa phương chủ động nâng cao tắnh bền vững ngân sách địa phương. Qua đó, nhóm tác giả đã đưa ra được những giải pháp khả thi và kiến nghị cụ thể.

Với cái nhìn tổng quan xuyên suốt đề tài nghiên cứu, có thể thấy, nhóm nghiên cứu đã phát triển lý thuyết từ khái quát tới cụ thể sau đó đi sâu phân tắch thực tiễn kết hợp giữa phân tắch định tắnh và phân tắch định lượng tắnh bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn những hạn chế nhất định do vấn đề khách quan về số liệu, đặc biệt là một số chỉ số đánh giá của Việt Nam chưa được cụ thể hóa theo chuẩn quốc tế, tắnh minh bạch thông tin chưa cao cũng như những điều kiện có hạn về thời gian và không gian. Vì vậy, đề tài hiện dừng lại ở việc phân tắch tắnh bền vững NSĐP của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng. Trong những nghiên cứu tiếp theo, khi có hệ thống dữ liệu hoàn thiện và đầy đủ hơn, nhóm tác giả mong muốn áp dụng mô hình chuẩn quốc tế cho Việt Nam để đưa ra được những tắn hiệu cùng hệ thống cảnh báo rõ ràng, giới hạn cụ thể về mức độ bền vững ngân sách cho từng địa phương trên cả nước. Từ đó, góp phần giải quyết phần nào vấn đề nan giải trong quản lý ngân sách ở nước ta hiện nay.

PHỤ LỤC

Bảng 1: CÂN ĐỐI THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Stt Chỉ tiêu 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013

A Tổng thu và viện trợ 238,686 336,273 466,286 588,428 721,804 735,183 822,000

1 Thu từ thuế và phắ 219,438 299,096 418,790 524,998 655,476 678,012 766,209

2 Thu về vốn 15,459 31,165 39,588 51,563 54,225 46,904 47,440

3 Thu viện trợ không hoàn lại 3,789 6,012 7,908 11,868 12,103 10,267 8,351

B

Thu huy động đầu tư theo Khoản 3 Điều 8 Luật

NSNN 8,012 4,678 17,247

C Thu kết chuyển 45,161 94,784 162,901 180,843 236,500 286,022

D Tổng chi ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) 279,873 425,133 661,972 788,358 953,118 1,106,108 961,930

1 Chi đầu tư phát triển 79,199 104,302 181,363 183,166 208,306 268,812 218,276

2 Chi thường xuyên 149,893 232,010 326,666 403,151 498,122 644,835 743,654

3 Chi chuyển nguồn 50,781 88,821 153,943 202,041 246,690 192,461

4 Dự phòng

E Chi trả nợ gốc 33,606 44,473 53,244 62,516 81,126 64,817 55,570

F Chênh lệch thu chi ngân sách địa phương 35,6 40,772 41,342

G Bội chi ngân sách theo thông lệ QT -7,140 -20,094 -61,198 -46,675 -30,908 -108,998 -139,930

Bội chi so với GDP (%) 0.90% -1.76% -3.69% -2.36% 3.40% 3.90%

H Bội chi ngân sách theo phân loại của VN -109,19 -112,034 -173,815 -195,500

Bội chi so với GDP (%) -5.5% 5.36% 5.45%

I Nguồn bù đắp bội chi theo thông lệ QT (I+II) 7,140 20,094 61,198

I Vay trong nước (1-2) 4,525 13,315 30,860

1 Số phát hành 32,420 51,572 78,150

II Vay nước ngoài (1-2) 2,615 6,779 30,338

1 Số phát hành 8,326 12,995 36,292

2 Số trả nợ gốc 5,711 6,216 5,954

K Bội chi ngân sách theo phân loại của VN -40,746 -64,567 -114,442

Bội chi so với GDP (%) 4,86% 5,65% -6,90%

L Thu, chi quản lý qua NSNN 21,483 41,000 88,269 107,339 96,541 107,872

Bảng 2: CÂN ĐỐI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG- TỈNH QUẢNG NINH

STT Chỉ tiêu 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2013

I Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

5,263,26 2 11,835,02 3 19,211,569 22,771,34 4 29,841,68 2 29,914,380 33,833,000

1 Thu nội địa (không kể thu dầu thô) 2,417,035 4,133,052 6,409,591

10,471,74 5 14,623,27 3 13,528,01 6 14,690,000 2 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu (số cân đối) 2,846,227 6,286,406

12,801,97

8 12,299,599 15.218.409

16.386.36

4 18,900,000

3 Thu để lại quản lý qua NSNN 243,000

II Thu ngân sách địa phương 3,058,391 5,295,235 7,031,751 11,732,583 16,385,504 18,548,157 12,840,317

1 Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp 2,335,457 3,487,338 4,562,862 8,951,110 12,112,249 12,029,865 12,001,940 Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% 958,794 1,949,410 2,243,429 4,154,726 6,736,597 5,279,225

Các khoản thu phân chia NSĐP hưởng theo tỷ lệ % 1,376,66

3 1,537,928 2,319,433 4,796,384 5,293,268 6,479,715

2 Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 287,422 392,333 774,205 739,059 1,038,577 1,441,243 838,377 Bổ sung cân đối

Bổ sung có mục tiêu 287,422 392,333 774,205 739,059 103,857 1,441,243

3 Huy động đầu tư theo khoản 3 Điều 8 của luật NSNN 10,000 10,000 340,000 520,000 320,000 440,000

4 Thu kết dư ngân sách 93,518 137,548 201,380 295,219 323,134 4,255,579

5 Thu chuyển nguồn ngân sách năm trước 331,994 1,267,966 1,153,304 1,227,195 2,591,544 381,470

6 Thu viện trợ 50

III Chi ngân sách địa phương

2,935,28 9 4,965,655 7,702,607 11,409,359 16,000,37 2 17,922,47 7 12,840,317

1 Chi đầu tư phát triển

1,037,11

3 1,947,511 3,276,533 4,877,901 5,982,277 5,739,760 3,890,130

2 Chi thường xuyên 1,262,220 2,052,074 3,335,585 3,938,314 5,760,916 7,863,219 8,941,557

Luật NSNN

4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chắnh 1,600 1,600 1,600 1,600 1,600 1,600

5 Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau 519,356 964,470 1,088,889 2,591,544 4,255,579 4,317,898

Bảng 3:CÂN ĐỐI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG- TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 108 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w