Kinh nghiệm sử dụng ngân sách Nhà nước của Trung Quốc theo hướng đảm bảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 40 - 41)

bảo tắnh bền vững của ngân sách Nhà nước.

Trung Quốc là một quốc gia đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trở thành một cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những năm gần đây, Trung Quốc chủ trương dựa vào tăng trưởng kinh tế để cân bằng và bảo đảm tắnh bền vững của NSNN theo các hình thức như cân bằng ngân sách dựa vào cân bằng chu kì tài chắnh và cân bằng ổn

định tài chắnh. Cân bằng chu kì tài chắnh được hiểu là cân bằng trong nhiều năm theo chu kì kinh tế. Cân bằng ổn định tài chắnh được hiểu là cân đối tài chắnh trên cơ sở phát triển kinh tế hài hòa và hiệu quả. Những đặc điểm nổi bật trong chủ trương cân bằng ổn định tài chắnh là: thu nhập tài chắnh tăng đồng bộ với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu phân phối tài chắnh hợp lý và phải góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa, bảo đảm hiệu quả phù hợp với mục tiêu vận hành nền kinh tế. Trong nhiều năm, Trung Quốc chủ trương giảm tỉ lệ động viên vào NSNN từ 18,9% giai đoạn 1981-1990 xuống còn 12,1% giai đoạn 1991-2000. Ngày nay, Trung Quốc cũng thực hiện chắnh sách động viên theo hướng đó. Do giảm tỷ lệ động viên vào NSNN nên thu nhập khả dụng trong dân cư tăng lên, tỷ lệ tiết kiệm mức đầu TW, tiêu dùng cũng tăng đáng kể. Có thể nói đó là những tác nhân quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển một cách ngoạn mục.

Ngoài ra, Trung Quốc chủ trương NSNN phải bội thu để đảm bảo tắnh bền vững lâu dài. Điểm nổi bật là Trung Quốc sử dụng quỹ ngoài NSNN nhằm hỗ trợ cho các khoản chi vốn dĩ do NSNN đảm nhận. Nhờ đó cắt giảm được các khoản chi NSNN thắch hợp. Cụ thể, giai đoạn 1970-1980, chi NSNN chiếm 29,6% GDP, giai đoạn 1981-1990 chi NSNN bằng 19,6% GDP, giai đoạn 1991-2000, chỉ còn 13,1% GDP.

Nhằm khắc phục nhược điểm của chủ trương khoán ngân sách năm 1994, Trung Quốc thực hiện chủ trương phân cấp ngân sách thay cho chủ trương khoán ngân sách, theo đó việc phân chia các khoản thu do NSTW và NSĐP đảm nhận một cách rõ ràng minh bạch. Đồng thời, với việc phân cấp nguồn thu, bộ máy tổ chức thu cũng có sự phân công rõ ràng. Cơ quan thuế quốc gia (Tổng cục thuế trực thuộc Chắnh phủ) chịu trách nhiệm quản lý thu thuế thuộc nguồn thu của NSTW và các nguồn thu chung. Cơ quan thuế địa phương (độc lập với tổng cục thuế) chịu trách nhiệm quản lý thu thuế thuộc nguồn thu NSĐP.

Như vậy, có thể nói từ khi áp dụng chế độ phân cấp NSNN mới năm 1994 trở lại đây, quan hệ giữa các cấp ngân sách đã được cải thiện rõ nét, từng bước thâm hụt ngân sách giảm bớt so với giai đoạn khoán ngân sách. Mặc dù trong những năm gần đây, kinh tế thế giới bị khủng hoảng nợ công nhưng năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức cao theo World Bank là 9,3%, theo IMF là 9,5%. Những kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc cũng hết sức quan tâm vấn đề thâm hụt NSNN, luôn mong muốn bảo đảm hoạt động thu chi trong thế cân bằng để từng bước tạo ra sự bền vững trong hoạt động NSNN. Với mục tiêu đạt được kì vọng đó, chủ trương của Trung Quốc là luôn gắn chắnh sách NSNN với vấn đề tăng trưởng kinh tế, coi tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững là cơ sở chủ yếu để đảm bảo tắnh bền vững của NSNN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w