Phân tắch tắnh bền vững của nhiệm vụ chi ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 38 - 39)

Bao gồm các khoản mục chắnh sau:

Chi thường xuyên :

Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chắnh công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của địa phương về quản lý KT - XH. Chi thường xuyên có phạm vi rộng, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của địa phương.

Chi thường xuyên gồm: chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin liên lạc, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; chi quốc phòng, an ninh và đảm bảo trật tự an toàn xã hội (phần giao cho địa phương quản lý); chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; chi cho các hoạt động của cơ quan Đảng và các tổ chức chắnh trị - xã hội do địa phương quản lý; chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Chắnh phủ giao cho địa phương quản lý; chi trợ giá theo chắnh sách Nhà nước; trả lãi tiền vay đầu tư; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên có vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ chi của địa phương, chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy địa phương duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối và sự dụng có hiệu quả nguồn lực tài chắnh của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tắch lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tắch lũy vốn để chi cho đầu tư phát triển.

Chi đầu tư phát triển:

Chi đầu tư phát triển là quá trình địa phương sử dụng một phần thu nhập từ quỹ NSĐP để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH, đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ hàng hóa có tắnh chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Chi đầu tư phát triển gồm: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH do địa phương quản lý; đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước theo quy

định của pháp luật.

Chi đầu tư phát triển là khoản chi có tắch lũy, không để tiêu dùng hiện tại mà có tác dụng tăng trưởng kinh tế, là khoản chi không mang tắnh phắ tổn, có khả năng hoàn lại vốn. Khoản chi này có thể ở dưới các hình thức như cấp phát không hoàn lại, có thể chi theo dự toán kinh phắ hoặc cấp phát theo lệnh chi tiền. Chi đầu tư phát triển có mức độ ưu tiên thấp hơn chi thường xuyên.

Ngoài ra, NSĐP còn có các khoản chi trả nợ gốc tiền vay cho đầu tư và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chắnh.

Chi thường xuyên chỉ có tác dụng duy trì hoạt động của địa phương. Trong khi đó, chi cho đầu tư phát triển lại giúp tăng trưởng kinh tế. Cũng chắnh vì thế một ngân sách quốc gia mà chi thường xuyên, chi lương chiếm chủ yếu, một phần trả nợ, chi cho đầu tư phát triển thì ngày càng giảm, trong khi nhu cầu đầu tư ngày càng cao là điều rất đáng lo ngại, đây là chiều hướng không tốt. Tuy nhiên khoản chi thường xuyên lại là một khoản chi bền vững, khó cắt giảm và được ưu tiên cao hơn nên địa phương cần chi thường xuyên đúng, đủ và hiệu quả. Mặt khác, chi đầu tư phát triển được ưu tiên sau chi thường xuyên nên khoản chi này kém bền vững hơn. Như vậy, địa phương có chi tiêu bền vững có thể hiểu là có tỷ trọng chi thường xuyên cao hơn so với chi đầu tư phát triển.Và điều này thì lại không có lợi cho sự phát triển của địa phương. Không chỉ thế, NSĐP theo quy định của Nhà nước thì không được phép thâm hụt nên chi ngân sách cần phải có mối liên hệ chặt chẽ với thu ngân sách, nguồn thu phải luôn đáp ứng nhu cầu chi tiêu và chi tiêu thì cũng phải chi tiêu sao cho phù hợp với mức thu ngân sách của địa phương mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w