Nguồn thu riêng (nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 34 - 36)

Đây là nguồn thu mà địa phương không phải phân chia với NSTW (thuộc nguồn thu NSĐP hưởng 100%). Nguồn thu này quy mô lớn và thể hiện mức độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương đó. Là nguồn thu các địa phương sử dụng chủ yếu để phân bổ cho nhiệm vụ chi thương xuyên của mình và một phần để chi đầu tư phát triển và chi khác. Nguồn thu riêng thường chiếm phần lớn nguồn thu của địa phương giúp duy trì hoạt động thiết yếu của địa phương ngay cả khi không có nguồn thu bổ sung từ bên ngoài; tạo điều kiện tăng tắnh tự chủ, năng động, sáng tạo cũng như cân đối thu- chi phù hợp.

Thu thường xuyên địa phương:

Bao gồm các loại thuế, phắ, lệ phắ địa phương, thu từ các doanh nghiệp, vay nợ địa phương và thu khác (ngoài ra thu thường xuyên còn bao gồm thuế VAT, TTĐB, TNCN, TNDN- được xét ở phần thuế phân chia).

Thuế địa phương:

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho một hoạt động vì lợi ắch chung. Thuế có hai đặc điểm cơ bản: thứ nhất, mang tắnh bắt buộc chứ không có tắnh chất tự nguyện; thứ hai, lợi ắch nhận được không nhất thiết phải bằng với mức độ đóng góp, do thuế là sự đóng góp chung cho các cá nhân và cộng đồng và họ nhận được sự đóng góp đó qua sự chi tiêu của Chắnh phủ. Cụ thể, nếu đánh thuế theo nguyên tắc khả năng thanh toán thì người giàu sẽ phải chịu thuế nhiều hơn người nghèo, nhưng khi Chắnh phủ thực hiện các chương trình chi tiêu lại thường chú trọng ưu tiên người nghèo.

Thuế địa phương bao gồm thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệpẦ

Thuế nhà đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công trình. Vì đây là thuế đánh trên tài sản nên khi thị trường bất động sản đóng băng hay kém hấp dẫn thì nguồn thu từ thuế nhà đất sẽ sụt giảm đáng kể. Sự bất ổn của kinh tế, các dự án phát triển, đầu tư thay đổi qua các năm khiến thị trường nhà đất bất ổn nên tắnh chất của nguồn thu này nhìn chung là chưa bền vững.

Thuế tài nguyên là khoản thu của NSNN nhằm điều tiết một phần giá trị tài nguyên thiên nhiên khai thác đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một trong những đặc tắnh của nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên là khối lượng cung cấp hầu như là cố định. Trong đa số các quốc gia, hệ thống thuế thu nhập vốn đối xử khá ưu ái với các ngành công nghiệp tài nguyên so với các ngành công nghiệp khác và thu nhập vốn cổ đông trong các ngành công nghiệp tài nguyên thường bị đánh thuế thấp hơn một cách tương đối so với các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, nguồn thuế này tuy bền vững nhưng mức độ thu thấp so với lý thuyết và ngày càng có xu hướng giảm, những địa phương có nhiều tài nguyên khoáng sản mới có tiềm năng từ nguồn thu này.

Thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp là những nguồn thu ắt thay đổi, không lớn và ngày càng có xu hướng giảm nên không ảnh hưởng nhiều tới tắnh bền vững của NSĐP, nhưng vẫn cần giữ mức ổn định nhất định vì đây là một trong các nguồn thu nền tảng.

Phắ và lệ phắ địa phương:

Đây là nguồn thu thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu NSĐP; khoản thu phát sinh gắn với dịch vụ hành chắnh công và mang tắnh chất hoàn trả trực tiếp. Phắ và lệ phắ là khoản thu mang tắnh bền vững cao.

Phắ là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước đã được quy định. Như vậy có thể hiểu, phắ là mức giá mà người sử dụng các hàng hóa và dịch vụ công cộng do Chắnh phủ cung cấp phải trả. Mức này thường được xác định thông qua các tác động qua lại.

Lệ phắ là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định. Do đó, lệ phắ là khoản thu vừa mang tắnh chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phắ về việc thực hiện một số thủ tục hành chắnh vừa mang tắnh chất động viên sự đóng góp cho NSNN.

Vay nợ của địa phương:

Đối với nhiều địa phương, vay nợ là cần thiết và là nguồn lực tài chắnh có vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển KT - XH và cân đối NSĐP. Nợ chắnh quyền địa phương là khoản nợ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc

TW (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) ký kết phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Ở hầu hết các quốc gia, chắnh quyền địa phương được phép vay nợ để bù đắp cho sự thiếu hụt NSĐP. Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Trung Quốc, Chi lê, Indonexia, chắnh quyền địa phương không được quyền vay nợ. Ở Achentina, Braxin và Ba Lan, chắnh quyền địa phương được phép vay từ thị trường vốn trong nước và nước ngoài trong khuôn khổ những quy định tài khóa nhất định nhằm bảo đảm tắnh thận trọng tài khóa và bền vững nợ. Có một thực trạng chung là ở các nước phát triển, nhu cầu vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương rất lớn nhưng khả năng huy động vốn trên thị trường của chắnh quyền địa phương còn nhiều hạn chế do thị trường tắn dụng dài hạn chưa phát triển và uy tắn của chắnh quyền địa phương còn hạn chế. Ở Việt Nam chắnh quyền địa phương được phép huy động vốn trong nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Luật NSNN. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh. Nguồn vay nợ này không ổn định, phụ thuộc vào chắnh sách đầu tư phát triển của địa phương cũng như mang tắnh chất Ộtự vayỢ, Ộtự trảỢ; đánh đổi tiêu dùng hiện tại hay tăng mức độ động viên trong tương lai nhằm bù đắp khoản vay nợ; nguy cơ gây tăng gánh nặng nợ công, thâm hụt NSNN trong dài hạn, ảnh hưởng tắnh bền vững NSNN. Vì vậy, vay nợ của chắnh quyền địa phương sẽ trở thành nguồn thu không bền vững nếu quy mô vay nợ không được quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả.

Nguồn thu đặc biệt của địa phương:

Bao gồm: bán tài sản địa phương, ngân sách năm trước chuyển sang, chuyển giao từ quỹ dự trữ, lợi nhuận doanh nghiệp giữ lạiẦ

Kết chuyển nguồn, chuyển giao từ quỹ dự trữ là những khoản thu mang tắnh đặc thù của từng địa phương, quy mô nguồn thu thay đổi theo từng năm, theo từng vùng. Đây là khoản thu có tắnh bền vững cao hơn các khoản thu còn lại trong nguồn thu đặc biệt và đóng góp không nhỏ cho nguồn thu địa phương.

Các nguồn thu còn lại khá là bấp bênh, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu kiểm soát và đưa chúng trở nên ổn định hơn thì đây sẽ là những khoản thu mang lại tắnh bền vững, góp phần nâng cao tắnh bền vững cho toàn ngân sách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w