Quá trình hình thành phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 45 - 46)

Trong thời đại đầu phong kiến Việt Nam, thu chi tài chắnh Nhà nước còn khá đơn giản, chưa có biểu hiện rõ rệt, tuy chế độ thuế khóa, tô đất đã hình thành và quyền sở hữu tối cao thuộc về nhà vua. Thời kỳ các Vua Hùng và Thục An Dương Vương, xã hội Việt Nam đã là xã hội văn minh nông nghiệp, công xã nông thôn khá mạnh nhưng nền tài chắnh vẫn chưa có biểu hiện rõ rệt. Từ thời kỳ Ngô Đinh Ờ Tiền Lê, nền kinh tế bước đầu phát triển, tình hình tài chắnh thuế khóa còn đơn giản, nguồn thu chủ yếu của Nhà nước là tô thuế, thuế nhận định và các khoản đóng góp từ nhân dân. Các khoản thu ấy phục vụ cho bộ máy Nhà nước, phát triển kinh tế, giao thông, xây dựng lực lượng quân sự, đặc biệt là củng cố quyền lực của Nhà nước.

Trong thời kỳ 1945- 1949, NSNN đã được chia thành hai phần thu và chi, trong đó quy định rõ ràng các khoản. Về thu ngân sách, bao gồm thuế, công phiếu kháng chiến, các quỹ đảm phụ quốc phòng, quỹ công lương. Về chi ngân sách, bao gồm chi thông thường là những khoản chi do các khoản thu thường xuyên đảm nhiệm (dùng để chi hành chắnh, kinh tế, xã hội) và chi quốc phòng là phần chi chủ yếu dựa vào phát hành giấy bạc. Trong thời kỳ này, thu NSNN chỉ đủ số chi NSNN, công tác quốc phòng còn chưa ổn định, dựa vào phát hành giấy bạc có thể dẫn đến lạm phát quá mức, giá cả biến động.

Thời kỳ 1950 Ờ 1954: nền tài chắnh gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi chi ngân sách lớn, thu ngân sách thời kỳ này chủ yếu là thuế với 7 loại thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuế tem. Nguồn thu này có mức huy động chưa cao, chưa sát với khả năng thực tế của người dân. Chi NSNN lúc này chủ yếu chi quốc phòng và chi bộ máy quản lý hành chắnh Nhà nước, chi về KT - XH chưa nhiều. Giữa năm 1951, Bộ tài chắnh ban hành chế độ lập dự toán và quyết toán thu chi ngân sách nhằm đảm bảo sự thống nhất thu chi NSNN. Đến năm 1953 đã bội thu 16%.

Thời kỳ 1954 Ờ 1957: đây là thời kì Việt Nam khôi phục kinh tế, nguồn thu chủ yếu từ thuế và viện trợ. Hệ thống thuế có một số bước phát triển nhất định như thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế kinh doanh nghệ thuật; cho thấy thu NSNN trong thời kỳ này chú trọng đến nguồn thu từ các hoạt động công thương. Cùng với điều đó, chi NSNN cũng dành phần lớn cho phát triển kinh tế - văn hóa.

Thời kỳ 1958 Ờ 1975: thời kỳ này đã có sự phân cấp rõ ràng NSTW và NSĐP, Hội đồng Chắnh phủ đã ban hành Điều lệ lập và chấp hành NSNN, trong đó NSĐP gồm ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố và ngân sách khu tự trị thuộc TW, từ đó kắch

thắch sự chủ động của địa phương trong việc tận thu và tiết kiệm chi hợp lý, giảm gánh nặng cho Nhà nước. Về thu ngân sách, nguồn thu chủ yếu trong thời kỳ này từ khu vực quốc doanh. Những năm cuối, do đẩy mạnh chi viện miền Nam, thu ngân sách còn phải dựa vào nguồn ngoại viện và vay nợ, tăng nguy cơ mất cân đối khi viện trợ không còn nữa. Về chi ngân sách, trong những năm đầu, Nhà nước chú trọng chi về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo phát triển giáo dục và y tế. Trong những năm sau, chi quốc phòng tăng cao, mức bội chi hàng năm càng cao, tình hình tài chắnh có nhiều biến động nhưng vẫn bám sát và thực hiện chặt chẽ nhiệm vụ của Nhà nước.

Thời kỳ 1975 Ờ 1992: hệ thống ngân sách đã rõ ràng hơn ở từng khoản thu chi, phân cấp NSTW và NSĐP. Trong thời kỳ này, nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý NSNN là đảm bảo cân đối thu chi do nguồn thu bị hạn chế và số thu tăng chậm trong khi nhu cầu chi lại tăng nhanh. Để giảm dần bội chi ngân sách, Nhà nước tăng cường khai thác nguồn thu, cắt giảm bớt nhu cầu, bên cạnh đó, cân nhắc phát hành thêm tiền mặt và vay nợ trong và ngoài nước, ưu tiên vay trong nước qua phát hành tắn phiếu, trái phiếu rồi đến vay nước ngoài, gia tăng thâm hụt ngân sách trong dài hạn nếu không có chắnh sách chi tiêu, đầu tư hợp lý.

Từ 1992 đến nay, kinh tế nước ta dần dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào giai đoạn đất nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển sâu rộng, tăng cường chuyển hóa ngoại thương và thu hút vốn đầu TW, tạo uy tắn trên trường quốc tế. NSNN vẫn được thực hiện phù hợp với yêu cầu kinh tế - chắnh trị của cả nước. Năm 1997 và 2002, Việt Nam ban hành luật NSNN, quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn quản lý trong từng bước chu trình quản lý ngân sách các cấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w