Thứ nhất, cải cách hệ thống thuế được nhiều quốc gia lựa chọn là định hướng ưu tiên hàng đầu để cải thiện cơ cấu cũng như quy mô nguồn thu ngân sách. Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập với toàn cầu, đây là cơ hội tốt để thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế. Việc cần thiết ở đây là điều chỉnh các chắnh sách thuế, tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp, công ty đầu tư ngày càng nhiều, từ đó mở rộng diện doanh nghiệp phải chịu thuế, đồng thời cắt giảm mức thuế suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp làm tăng số người đóng thuế thu nhập, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Thứ hai, việc cải cách cơ cấu chi tiêu ngân sách cũng hết sức quan trọng ở cả Trung ương và địa phương. Việc chi tiêu cần gắn liền với phát triển kinh tế, giữ vững an sinh xã hội, tự chủ tài chắnh, bảo vệ môi trườngẦ Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần xem xét, cải thiện hiệu quả đầu tư công, năng cao năng suất, cắt giảm các khoản mục đầu tư ắt có giá trị, không cần thiết, tránh lãng phắ.
Thứ ba, kinh nghiệm quốc tế cho thấy thu nhập tài chắnh tăng tỷ lệ thuận với phát triển kinh tế. Chắnh vì thế, Việt Nam cần có những bước chắnh sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng kịp với xu hướng hội nhập thế giới, tạo đà tăng trưởng kinh tế. Các chắnh sách của NSNN, NSĐP cần gắn chặt với các vấn đề tăng trưởng kinh tế, coi đó là cơ sở chủ yếu để đảm bảo tắnh bền vững của ngân sách.
Thứ tư, với những bài học từ nợ công của nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cần có những dự báo chắnh xác, biện pháp cụ thể để đối mặt với vấn đề này. Việc ổn định tỷ trọng nợ với xu hướng giảm dư nợ cùng với cơ chế chia sẻ gánh nặng thâm hụt ngân sách giữa NSTW và NSĐP là điều cần thiết. Từ đó từng bước đạt tới mức thặng dư ngân sách, củng cố tắnh bền vững.
Thứ năm, Việt Nam cũng có thể học hỏi việc sử dụng các quỹ ngoài NSNN, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước tiến tới bội thu đảm bảo tắnh bền vững lâu dài. Hoàn thiện việc phân cấp ngân sách minh bạch cụ thể, giao quyền hạn cũng như trách nhiệm nhiều hơn trong việc quản lý, thu chi cho các địa phương cũng sẽ góp phần nâng cao tắnh bền vững cho ngân sách Trung ương và địa phương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý thuyết chung về hệ thống phân cấp NSNN ở chương 1, chương tiếp theo chúng ta tiếp tục đưa ra cơ sở lý luận về tắnh bền vững NSNN và tắnh bền vững NSĐP, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá cũng như cơ sở lý thuyết phân tắch tắnh bền vững thu, chi của NSNN. Chương 2 cũng đề cập tới kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong việc thực hiện các chắnh sách định hướng quản lý nhằm nâng cao tắnh bền vững ngân sách, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ắch cho Việt Nam.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG NGÂN SÁCH BA TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG