Các nhân tố ảnh hưởng tắnh bền vững ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 28)

- Tổng sản phẩm của địa phương: đây là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng huy động và nhu cầu chi tiêu NSĐP. Thông qua chỉ tiêu tổng sản phẩm của địa phương có thể đánh giá được tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Tốc độ phát triển kinh tế càng lớn thì số thu NSĐP càng lớn, và ngược lại, tốc độ phát triển chậm làm cho số thu NSĐP giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu chi tiêu của địa phương cũng dựa vào tốc độ đầu tư phát triển nền kinh tế địa phương. Do đó, tổng sản phẩm của địa phương là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến các khoản thu, chi, cân đối NSĐP.

- Nợ địa phương: các khoản nợ của địa phương trong quá trình huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi cấp tỉnh đảm nhiệm, đã được quyết định nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh trong năm dự toán. Nếu sử dụng các khoản nợ này không tốt làm cho hoạt động đầu tư không hiệu quả, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế, gia tăng gánh nặng nợ cho chắnh quyền địa phương và NSTW trong những năm sau, làm NSĐP thiếu tắnh bền vững.

- Các khoản bổ sung từ NSTW: bao gồm các khoản thu bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu (bổ sung vốn đầu tư thực hiện các công trình, dự án quan trọng và bổ sung thực hiện các chế độ chắnh sách và một số nhiệm vụ theo quy định). Khoản bổ sung cho địa phương này càng lớn càng lớn thì mức thâm hụt NSNN càng lớn, ảnh hưởng tắnh bền vững của NSNN và cũng cho thấy sự thiếu bền vững của NSĐP.

- Mức độ co giãn của thuế: có thể thấy rằng, thuế luôn đi cùng với sự phát triển thu nhập, là nguồn quan trọng nhất của địa phương đảm bảo mức thu ngân sách. Thuế là một nhân tố quan trọng trong việc cân đối thu chi, đảm bảo tắnh bền vững của NSĐP.

- Bộ máy quản lý thu chi NSĐP: nếu quản lý các khoản thu chi ngân sách không hiệu quả, tình trạng thất thoát ngân sách là điều tất yếu xảy ra, ngân sách không được sử dụng đúng mục đắch. Bộ máy quản lý ngân sách cồng kềnh, không chuyên nghiệp cũng làm tăng thêm các khoản chi NSTW và NSĐP, ảnh hưởng cân đối ngân sách.

sinh tại địa phương và trên cả nước là những nhân tố bất ngờ, không lường trước được làm giảm thu NSĐP do giảm sản lượng nông- công- thương nghiệp, thu nhập, hạn chế sự tăng trưởng kinh tế. Các khoản chi không có trong dự toán phát sinh tác động đến sự cân đối thu chi ngân sách, nợ của NSĐP, làm giảm tắnh bền vững của NSĐP.

2.2.3. Yếu tố đánh giá bền vững ngân sách địa phương.

- Khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính hiện tại: nguồn thu NSĐP phải đảm bảo các nhu cầu chi tiêu địa phương hiện tại mới có thể đảm bảo được khả năng tự cân đối NSĐP. Bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách còn phải đảm bảo khả năng trả nợ trong dài hạn, đưa lại sự bền vững NSĐP.

- Chính sách chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng: mức độ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế. Mức chi thường xuyên tăng ổn định trong mức quy định, không vượt dự toán có ảnh hưởng tắch cực đến cân đối NSĐP. Mức chi đầu tư phát triển lớn sẽ hỗ trợ tốc độ phát triển kinh tế và nguồn thu trong tương lai, góp phần tăng tắnh bền vững cho NSĐP, tuy nhiên cũng làm tăng gánh nặng nợ trong hiện tại nếu không nằm trong khả năng cân đối. Do vậy chi ngân sách phải nằm trong mức cho phép đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng. Mức chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nằm trong dự toán càng lớn càng đảm bảo sự phát triển của địa phương đồng thời với khả năng tự cân đối NSĐP, không làm tăng gánh nặng nợ của địa phương, tăng tắnh bền vững NSĐP.

- Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai bằng gánh nặng thuế hiện tại:

thuế là nguồn thu quan trọng nhất của NSĐP. Gánh nặng thuế hiện tại là nguồn thu nhằm thực hiện các nhu cầu chi tiêu cần thiết cho hiện tại và đầu tư nhằm ổn định nguồn thu cho tương lai. Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ cho tương lai càng lớn thì tình hình thu Ờ chi ngân sách trong dài hạn càng ổn định, càng tăng tắnh bền vững của NSNN.

- Khả năng không chuyển gánh nặng chi phí lên thế hệ tương lai: khả năng chi trả các khoản nợ của NSĐP và phương hướng tăng trưởng kinh tế cùng nguồn lực sẵn có trong hiện tại sẽ ảnh hưởng đến gánh nặng nợ và tốc độ phát triển trong tương lai. Khả năng không chuyển gánh nặng chi phắ lên thế hệ tương lai càng lớn thì khả năng cân đối của địa phương càng lớn, gánh nặng nợ địa phương càng giảm trong dài hạn, tăng tắnh bền vững của NSĐP.

2.3. Sự cần thiết tăng cường tắnh bền vững ngân sách địa phương.

Tắnh bền vững của NSĐP có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện KT- XH của một địa phương và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển KT - XH- chắnh trị của đất nước:

- Trên phương diện chắnh trị: một địa phương không tự cân đối ngân sách trong dài hạn tạo nên sự phụ thuộc vào NSTW, ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định ngân sách và các hoạt động chắnh trị của địa phương trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, gánh nặng nợ của địa phương và bổ sung NSĐP từ NSTW sẽ tác động đến tình trạng thâm hụt và gánh nặng nợ của NSNN, sẽ tác động đến tiêu dùng, chỉ tiêu chi ngân sách, chắnh sách và mức thuế trong nước, làm bất ổn chắnh trị trong ngắn hạn. Một quốc gia thiếu tắnh bền vững, thường xuyên thâm hụt ngân sách, gánh nặng nợ càng cao trong khi khả năng thu NSNN không đủ bù đắp trong thời gian dài, dẫn đến Nhà nước không thể chi trả nợ, phải hoàn trả nợ hoặc tuyên bố vỡ nợ. Điều này không chỉ ảnh hưởng uy tắn của quốc gia trên quốc tế mà còn giảm khả năng vay nợ trong tương lai và ảnh hưởng đến quyền độc lập, tự chủ của quốc gia trong tương lai.

- Trên phương diện kinh tế: NSĐP thiếu tắnh bền vững ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng, các chắnh sách, chiến lược đầu tư, giảm chi cho các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế địa phương trong dài hạn, làm cho kinh tế địa phương tụt hậu so với các địa phương khác. Không chỉ vậy, địa phương chậm phát triển trở thành gánh nặng cho các địa phương khác khi Chắnh phủ phải phân phối ngân sách từ địa phương khác và tăng cường đầu tư nguồn lực cho địa phương. Nhiều địa phương có ngân sách thiếu bền vững làm nguồn bổ sung ngân sách từ TW tăng lên, tăng thâm hụt NSNN, dẫn đến nhiều tác động vĩ mô lên nền kinh tế như lạm phát, tăng chi phắ thanh toán nợ và không thực hiện được các mục tiêu kinh tế trong dài hạn.

- Trên phương diện xã hội: NSĐP không tự cân đối, gánh nặng nợ lớn làm chắnh quyền cấp trên dự toán NSĐP kỹ càng hơn. NSTW phải bổ sung nhiều hơn cho các hoạt động y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng tối thiểu của địa phương, ảnh hưởng các hoạt động đầu tư của TW về các dự án phát triển xã hội đến các địa phương khác.

Tắnh bền vững NSĐP là mục tiêu có sự ảnh hưởng không những đến địa phương mà còn đến các địa phương khác, từ đó ảnh hưởng toàn diện đến quốc gia, về chắnh trị, kinh tế, xã hội trong dài hạn. NSĐP cần tắnh bền vững nhằm phát triển toàn diện chắnh trị- KT- XH của địa phương nói riêng và các địa phương khác cùng cả nước nói chung. Do vậy cần tắnh toán, dự báo, xử lý thông tin và đánh giá chuẩn xác tắnh bền vững nhằm xử lý rủi ro và có giải pháp hợp lý thực hiện thu ngân sách cùng với nhu cầu sử dụng ngân sách trong hiện tại và khả năng trả nợ trong tương lai của địa phương.

2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tắnh bền vững ngân sách địa phương.

2.4.1. Khả năng tài trợ của thuế và các khoản thu thường xuyên khác cho chi thường xuyên. thường xuyên.

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho một hoạt động vì lợi ắch chung nào đó. Vì thế, thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu và lâu dài

cho ngân sách. Ngân sách có thể huy động nguồn thu bằng nhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên, nhận viện trợ,Ầ nhưng không có một nguồn thu nào mang tắnh chất bền vững và cơ bản như thuế. Bên cạnh thuế, các khoản thu thường xuyên của ngân sách khác như: phắ, lệ phắ, thu từ các doanh nghiệp, vay nợ,Ầ cũng trở thành những khoản thu rất quan trọng cho ngân sách.

Chi thường xuyên là khoản chi có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của ngân sách,chi thường xuyên giúp cho bộ máy cấp chắnh quyền địa phương duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và sự toàn vẹn lãnh thổ. Đây là nhiệm vụ chi đều đặn liên tục, bắt buộc phải có không thể bỏ của ngân sách. Việc đánh giá tỷ trọng tổng thu từ thuế cho các khoản chi thường xuyên sẽ đánh giá được khả năng tài trợ của thuế, sự bù đắp của thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ chi thường xuyên của ngân sách.

Công thức tắnh:

Khả năng tài trợ của thuế (%) = Tổng thu từ thuế x 100% Chi thường xuyên

Bên cạnh đó, xem xét tỷ trọng của tổng nguồn thu thường xuyên so với chi thường xuyên cũng hết sức quan trọng, nó phản ánh khả năng chi trả của ngân sách từ đó có những điều chỉnh thắch hợp cho những khoản thu và chi không thường xuyên hướng đến xây dựng ngân sách bền vững.

Công thức tắnh:

Khả năng tài trợ của tổng thu thường xuyên (%)

= Tổng các khoản thu thường xuyên x 100% Tổng các khoản chi thường xuyên

2.4.2. Tỷ trọng vay nợ của ngân sách địa phương.

Vay nợ là hình thức đi vay để trang trải cho các khoản chi tiêu của địa phương.Trong xu hướng phân cấp ngân sách ngày càng mạnh mẽ, chắnh quyền địa phương ngày càng được trao thêm nhiều quyền hạn trong việc quyết định ngân sách của mình, việc cho phép chắnh quyền địa phương vay nợ để trang trải các khoản thâm hụt NSĐP đang dần trở thành phổ biến ở nhiều quốc gia. Vắ dụ, các khoản nợ địa phương bao gồm: nợ từ phát hành trái phiếu chắnh quyền địa phương, nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và trái phiếu Chắnh phủ. Các khoản vay nợ của NSĐP luôn là nguy cơ tiềm ẩn không chỉ đối với NSĐP nói riêng mà còn đối với toàn bộ hệ thống ngân sách nói chung. Nguy cơ lớn nhất là gia tăng mức độ rủi ro và giảm tắnh bền vững của NSĐP do việc vay nợ. Trong bối cảnh nguồn thu NSĐP còn phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ từ NSTW như ở Việt Nam, các khoản vay nợ của NSĐP sẽ có khả năng biến thành khoản nợ của NSTW, khi NSĐP, thay vì sử dụng nguồn lực của chắnh mình, lại sử dụng các nguồn hỗ trợ của NSTW để trả nợ. Tình trạng xấu hơn có thể xảy ra, nếu các nguồn thu của NSĐP (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ NSTW) không đủ

để trả nợ, NSĐP buộc phải vay nợ mới để trả nợ cũ, làm cho gánh nặng nợ tăng trưởng một cách không thể kiểm soát được. Chắnh vì vậy, việc phân tắch tắnh toán tỷ trọng vay nợ của NSĐP trên GDP, khoản thu thường xuyên và thu không thường xuyên hết sức quan trọng. Việc này giúp đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ của NSĐP cũng như tắnh toán, dự báo được các rủi ro có thể đến từ các khoản vay nợ của ngân sách từ đó có thể hình thức mức trần vốn vay đối với địa phương nhằm đảm bảo sự bền vững của ngân sách.

Công thức tắnh:

Tỷ trọng vay nợ (%) = Tổng các khoản nợ của NSĐP cuối kỳ x 100% GDP trong kỳ (năm)

Tỷ trọng vay nợ so với thu

không thường xuyên (%) = Tổng các khoản nợ của NSĐP cuối kỳTổng thu không thường xuyên (năm)

2.4.3. Giá trị hiện tại ròng của các khoản nghĩa vụ nợ trong tương lai.

Ngân sách chỉ bền vững khi các điều kiện về khả năng thanh toán được thỏa mãn, đó là khi có sự cân bằng giữa giá trị hiện tại ṛng của các khoản nghĩa vụ nợ trong tương lai (gốc và lãi) và giá trị hiện tại ròng của thặng dư ngân sách sau khi đã tắnh các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Việc tắnh toán đưa về giá trị hiện tại ròng như vậy sẽ giúp xác định được cụ thể rằng các thế hệ tương lai chắnh là người trả các khoản nợ của các thế hệ hiện tại hoặc trở thành gánh nặng nợ của NSTW. Bên cạnh đó, cũng giúp đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tương lai bằng gánh nặng thuế hiện tại.

Trong một nền kinh tế tăng trưởng, không có lý do nào giải thắch cho việc vì sao các khoản nợ lại không được thanh toán toàn bộ. Một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ tồn đọng phải luôn được tắnh toán đều đặn. Việc ổn định tỉ suất nợ sẽ đáp ứng được các điều kiện và khả năng thanh toán của ngân sách không nhằm tỉ suất này bằng 0 mà chỉ là giúp ổn định tỉ suất này.

2.4.4. Quy mô các khoản thu bổ sung cân đối ngân sách địa phương.

Theo luật ngân sách, địa phương không được phép bội chi, NSĐP phải được cân đối hàng năm. Vì thế các khoản chi mà nguồn thu NSĐP không đủ đáp ứng sẽ được bổ sung từ NSTW. Việc theo dõi quy mô hay độ biến động của nguồn thu bổ sung này qua các năm cũng phản ánh được mức độ bền vững của NSĐP. Quy mô càng nhỏ và ổn định sẽ chứng tỏ được khả năng chi trả của NSĐP càng tốt mà không phụ thuộc nhiều vào NSTW.

Công thức tắnh:

D = A- (B+C)

A: Chi tiêu theo dự toán. B: Tổng thu 100%.

C: Tổng các khoản thu trong diện phải điều tiết phát sinh trên địa bàn. D: Thu bổ sung cân đối NSĐP.

2.4.5. Khả năng tài trợ của chi thường xuyên cho chi đầu tư phát triển.

Chi đầu tư phát triển là quá trình địa phương sử dụng một phần thu nhập từ quỹ NSĐP để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH, đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ hàng hóa có tắnh chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Khi xem xét đến khả năng tài trợ của chi thường xuyên cho chi đầu tư phát triển sẽ giúp đánh giá được sự quan tâm của địa phương đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện tốc độ tăng GDP của nền kinh tế đóng góp tắch cực cho NSĐP. Từ đó, mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng như nâng cao tắnh bền vững cho ngân sách trong tương lai.

2.4.6. Tỷ trọng thu không thường xuyên trên tổng thu.

Thu không thường xuyên là những khoản thu bất thường, khác nhau giữa các năm và các địa phương như: bán nhà bán tài sản, chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản, ngân sách năm trước chuyển sang,Ầ Tuy nhiên nếu khoản thu này luôn luôn ổn định, đều đặn, quy mô, tỷ trọng đáng kể sẽ trở thành điểm tắch cực cho ngân sách các địa phương đồng thời cũng khẳng định tắnh bền vững cho NSĐP.

Công thức tắnh: Tỷ trọng thu không

thường xuyên (%) = Tổng các khoản thu không thường xuyênTổng thu ngân sách x 100%

2.4.7. Tỷ trọng nguồn thu hưởng 100% và nguồn thu hưởng theo tỷ lệ % trong cơ cấu thu của địa phương. cấu thu của địa phương.

Trong cơ cấu nguồn thu của ngân sách địa phương, các khoản thu ngân sách địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w