Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 83 - 87)

3.4.2.1. Hạn chế.

Thứ nhất, về phát triển kinh tế xã hội, những năm qua cùng với những tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, ba tỉnh trên đã có những bứt phá đáng ghi nhận, tuy nhiên sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chuyển dịch kinh tế còn chậm so với thực lực, chưa gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc, cùng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng thì Quảng Ninh và Bắc Ninh đã tự chủ ngân sách nhưng tỷ lệ đóng góp cho NSTW còn thấp hơn đáng kể so với vùng kinh tế mạnh khác của cả nước là Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, còn nhiều tỉnh chưa tự chủ về ngân sách, vẫn phải nhận các khoản cân đối như: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên,Ầ

Thứ hai, dù có nhiều điều kiện thuận lợi, chỉ số PCI cao nhưng số lượng doanh nghiệp trên mỗi địa phương còn ắt, chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất

kinh doanh còn chưa thật sự hiệu quả. Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp Nhà nướcvà tư nhân còn ắt, tỷ lệ doanh nghiệp có lãi hạn chế so với mặt bằng cả nước do chưa áp dụng triệt để khoa học kĩ thuật hiện đại, năng suất lao động còn thấp.

Thứ ba, còn tình trạng xây dựng dự toán dưới mức khả năng thực hiện, dự toán thu thấp hơn khả năng thu thực tế, để có cơ hội vượt thu ngân sách, thêm nguồn chủ động chỉ tiêu, đồng thời đạt được mục tiêu dự toán. Do còn thiếu những căn cứ khoa học để lập, thẩm định dự toán nên trong quá trình thẩm định, phê duyệt và bảo vệ dự toán, kết quả còn thiếu chắnh xác, phù hợp với thực tiễn.

Thứ tư, thiếu cơ chế chắnh sách tài chắnh, tạo hành lang pháp lý trong quản lý kinh tế dân doanh, chưa bao quát được hầu hết các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, chưa tắnh toán chắnh xác được những vấn đề phát sinh trong quá trình vận động, phát triển KT- XH. Cơ chế thu còn nhiều kẽ hở như chắnh sách hậu kiểm tra và tự kê khai trong việc hoàn thuế của các đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó, hệ thống thuế còn lồng ghép nhiều chương trình chắnh sách xã hội với nhiều mức miễn giảm làm hạn chế tắnh trung thực của hệ thống thuế.

Thứ năm, chi cho quản lý hành chắnh còn chưa hợp lý, mang tắnh chất hình thức phô trương, chế độ tiền lương cho lao động trong khu vực này còn hạn chế. Các tỉnh còn phụ thuộc ngân sách như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình thì chi cho KHCN, chi cho đầu tư phát triển còn thấp, tổng chi cân đối vượt thutương đối nhiều nhưng không được sử dụng triệt để hiệu quả.

3.4.2.2. Nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan.

+ Những tỉnh phụ thuộc ngân sách như Thái Bình có nguồn thu hạn chế so với các tỉnh khác như Quảng Ninh hay Bắc Ninh do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, tài nguyên ắt, không có thế mạnh về du lịch (do chưa được khai thác), nằm trong điểm nút giao thương không thuận lợi, hay chưa được xây dựng.

+ Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm hạn chế đầu tư, xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh khó khăn, thu nhập quốc dân giảm, tăng trưởng kinh tế giảm, ảnh hưởng tới thu ngân sách.

+ Một số quy định, định mức chi không còn phù hợp. Luật Ngân sách và các chắnh sách đã cũ, không thắch hợp với hiện tại. Định mức chi, nội dung chi, phân bổ cho từng đơn vị còn chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến những thất thoát, thiếu hụt hoặc không đảm bảo nhu cầu chi.

+ Mô hình định hướng phát triển kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế còn chưa đồng bộ, hệ thống chỉ tiêu đánh giá còn chưa thống nhất, chưa gắn chặt chẽ trong mối quan hệ

với ngân sách.

Nguyên nhân chủ quan.

+ Mặc dù trong ba tỉnh thì Quảng Ninh luôn có đóng góp ngân sách, Bắc Ninh đã bắt đầu đóng góp, Thái Bình chưa có đóng góp nhưng có nhiều tiềm năng trong tương lai nhưng tỷ lệ đóng góp còn thấp, tốc độ tăng các nguồn thu thường xuyên còn thấp, đặc biệt là thuế do công tác tuyên truyền giáo dục chắnh sách thuế chưa mạnh mẽ, phong phú, thuyết phục cao, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết, tắnh tự giác trong việc chấp hành chắnh sách thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế.

+ Phần lớn tình trạng nợ đọng, chuyển giá của một số doanh nghiệp đặc thù còn diễn ra tại các tỉnh. Tình trạng thất thu thuế ở một số khoản thu và sắc thuế còn xảy ra. Quảng Ninh, Thái Bình thất thu thuế sử dụng đất, tài nguyên. Bắc Ninh còn nhiều lỗ hổng trong thu nhập thuế doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI,ẦTỷ lệ nợ đọng trên cả vùng còn ở mức cao, đặc biệt là các thành phố lớn. Xảy ra tình trạng trốn thuế, giấu thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập cao, gian lận trong kê khai hóa đơn chứng từ, tình trạng buôn lậu trốn thuế ở các cửa khẩu (đặt biệt các cửa khẩu với Trung Quốc ở Quảng Ninh),ẦCác biện pháp kiểm tra, rà soát chống gian lận, trốn thuế chưa thực sự cứng rắn, đặc biệt là các biện pháp đối chiếu thực tế kinh doanh còn chưa kiên quyết. Chưa phân tắch được nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ đọng thuế ngày càng tăng khiến cho chưa có biện pháp xử lý dứt điểm. Cơ chế quản lý thuế còn lỏng lẻo, tạo khe hở cho các doanh nghiệp lợi dụng gian lận trong thương mại, hóa đơn, chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

+ Công tác quản lý chi tiêu còn chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng lãng phắ, sử dụng nguồn ngân sách không hợp lý. Bên cạnh đó, việc rà soát kiểm tra đối với các khoản thu phắ, lệ phắ trên địa bàn các tỉnh còn chưa được tiến hành thường xuyên, thường là chỉ đến khi TW sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chế độ mới về quản lý phắ và lệ phắ thì địa phương mới yêu cầu các ngành, các cấp kiểm tra, rà soát toàn diện các khoản thu. Từ đó dẫn đến tình trạng không triển khai kịp thời, sửa đổi, bổ sung các khoản thu phắ và lệ phắ địa phương. Còn có những khoản thu phắ, lệ phắ không còn phù hợp với thực tiễn, trái với quy định pháp luật nhưng chưa được các cơ quan thẩm quyền của địa phương bãi bỏ.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ công chức thuế còn hạn chế, nhất là tại các chi cục, quản lý thuế còn dựa trên những phương pháp thủ công, lạc hậu nên hiệu quả quản lý thuế thấp, chưa áp dụng triệt để được các công nghệ hiện đại.

Việc sử dụng các nguồn thu chưa đạt hiệu quả, còn xảy ra tình trạng tham ô, lãng phắ tài sản của công. Chưa có những nguyên tắc thống nhất ở địa phương trong cân đối ngân sách, chưa khai thác được tắnh đa dạng trong nguồn thu để vận dụng được sức mạnh tổng hợp.

+ Chưa cân đối được các khoản chi thường xuyên nằm trong phạm vi quy mô của nguồn thu thường xuyên, chi thường xuyên còn lớn hơn so với các khoản thu thường xuyên của NSĐP.

+ Địa phương còn chưa khai thác được triệt để các nguồn thu tại địa phương cũng như các nguồn viện trợ trong và ngoài nước. Đây là những nguồn thu không đều đặn nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tổng thu ngân sách, tuy nhiên điều này còn chưa được chú trọng ở mỗi địa phương.

+ Địa phương còn chưa có các quỹ dự trữ tài chắnh, dự phòng ngân sách cho các khoản chi đột xuất tại địa phương, tránh việc phải vay nợ, hay nhận cân đối từ NSTW.

+ Cuối cùng, việc chưa có các chỉ tiêu đánh mức độ bền vững ngân sách cũng khiến các địa phương chưa có những hướng đi rõ ràng, hay chưa đánh giá được mức độ bền vững để khắc phục và cải thiện hệ thống thu chi, mở rộng quy mô thu chi cho phù hợp để tự cân đối thu- chi, đóng góp cho NSNN, góp phần giảm thâm hụt NSNN tổng thể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với cái nhìn khách quan thông qua những số liệu thực tế trong một giai đoạn dài đã đánh giá khá rõ nét tắnh bền vững của ngân sách của ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình. Về cơ bản cả ba tỉnh đều có những thay đổi tắch cực trong việc thực hiện thu và chi ngân sách, có nhiều điểm sáng trong việc nâng cao tắnh bền vững của ngân sách địa phương. Cụ thể, Quảng Ninh luôn là tỉnh có đóng góp cho ngân sách Trung ương, Bắc Ninh những năm gần đây đã bắt đầu có đóng góp, Thái Bình tuy chưa có đóng góp nhưng đã có những biểu hiện khá tắch cực có nhiều hứa hẹn có thể tự chủ ngân sách trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cả ba tỉnh đều không thể tránh khỏi những hạn chế yếu kém, nhược điểm cần khắc phục, đặc biệt là trong công tác quản lý, sử dụng nguồn thu chi ngân sách. Điều này, đặt ra thách thức, nhiệm vụ cho mỗi địa phương trong tương lai phải tìm được những giải pháp hợp lý để nâng cao tắnh bền vững ngân sách địa phương.

CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững ngân sách địa phương của ba tỉnh đồng bằng sông Hồng: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w